5 cách chữa bệnh thoái hóa khớp gối tại nhà bằng gạo lứt

Tháng 7 30, 2020 0 Quan điểm của bạn đọc

Theo Thạc sĩ Bác sĩ Doãn Thị Tường Vy (Trưởng khoa Dinh dưỡng tại bệnh viện 198), Gạo lứt được xem là một trong những bài thuốc quý chứa nhiều chất dinh dưỡng không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, bổ thận, bổ gan mà chữa trị các bệnh về xương khớp. Dưới đây là 5 cách sử dụng gạo lứt hỗ trợ điều trị và làm giảm triệu chứng đau nhức do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra.

5-cach-chua-benh-thoai-hoa-khop-goi-tai-nha-tu-gao-lut

Gạo lứt là một trong những bài thuốc quý chứa nhiều chất dinh dưỡng chữa bệnh thoái hóa khớp gối

Công dụng của gạo lứt đối với bệnh thoái hóa khớp gối

Gạo lứt là loại gạo không đánh bóng nên lớp vỏ lụa bên ngoài được giữ lại. Chính vì vậy, gạo lứt chứa những thành phần mang giá trị dinh dưỡng cao như sau:

  • Vitamin: Gạo lứt chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B gồm B1, B3, B6 hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó, trong gạo lứt chứa lượng lớn vitamin K giúp loại bỏ canxi thừa lắng đọng trong máu, giúp cơ thể hấp thu canxi nuôi dưỡng tốt hơn.
  • IP6: Thành phần IP6 có trong gạo lứt có tác dụng ngăn ngừa kết tinh oxalate canxi ở đường tiết niệu và giúp xương chắc khỏe, hạn chế bệnh loãng xương.
  • Chất xơ: Hoạt chất này tồn tại trong gạo lứt có tác dụng nhuận tràng và chống táo bón, rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Đồng thời, chúng cũng được xem như tấm lưới lọc đường có trong thức ăn, giúp người bị đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt.
  • Phytosterol và Sterol: Là hai thành phần quan trọng có chứa trong gạo lứt có khả năng chống viêm và sát khuẩn. Do đó, chúng có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể. Đồng thời giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp và cải thiện một số triệu chứng xương khớp khác.

Chính nhờ chứa những thành phần mang giá trị dinh dưỡng cao này, gạo lứt được nhiều người tin dùng như bài thuốc hiệu quả giúp chữa các bệnh liên quan đến xương khớp tại nhà, đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp gối.

5 cách chữa bệnh thoái hóa khớp gối tại nhà bằng gạo lứt

Dưới đây là 5 cách sử dụng gạo lứt hỗ trợ điều trị và làm giảm triệu chứng đau nhức do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra.

1, Trà gạo lứt giúp chữa bệnh thoái hóa khớp gối

chua-benh-thoai-hoa-khop-goi-bang-tra-gao-lut

Chữa bệnh thoái hóa khớp gối tại nhà bằng trà gạo lứt

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trà gạo lứt không chỉ có tác dụng giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt gan mà còn giúp giảm stress và ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, loại thức uống này còn có tính kháng viêm, giúp làm chậm quá trình thoái hóa và tăng cường việc tái tạo sụn. Chính vì vậy, thường xuyên uống nước trà gạo lứt sẽ giúp mang lại kết quả điều trị thoái hóa khớp cao, đặc biệt là thoái hóa khớp cổ chân, khớp gối và khớp háng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 100gr gạo lứt
  • 2l nước lọc
  • 5gr muối (khoảng 1 thìa cà phê)

Cách làm:

  • Cho gạo lứt vào chảo đã được làm nóng và dùng đũa đảo đều để cho gạo vàng đều, không bị cháy xem.
  • Sau khi gạo rang có mùi thơm, các hạt gạo nổ bung và đậm màu, tắt bếp.
  • Chờ khoảng 20 phút cho gạo lứt rang nguội.
  • Cho gạo vào ấm cùng với 2 lít nước và đun sôi.
  • Khi nước sôi cho 5 gram muối vào và tiếp tục đun cho đến khi hạt gạo mềm, tắt bếp, để nguội và lọc lấy nước.

Cách dùng: Uống trà gạo lứt lúc nước còn ấm ấm. Mỗi ngày dùng 2 đến 3 lít thay cho nước lọc.

Lưu ý: Không nên rửa gạo lứt qua nước sạch khi rang để tránh làm mất chất dinh dưỡng. Tốt nhất chỉ nên nhặt bỏ những hạt gạo bị hư hoặc xấu. Trà gạo lứt chỉ mang lại kết quả khi người bệnh kiên trì sử dụng.

2, Bột gạo lứt

  • Gạo lứt đem nhặt hết sạn rồi đem rang vàng.
  • Sau khi gạo chuyển sang màu nâu đậm, các hạt gạo bung ra và có mùi thơm, tắt bếp, đổ gạo ra tấm rồi dùng vải phủ kín và để nguội.
  • Tiếp đó, đem gạo cho vào máy xay nhuyễn rồi cất vào lọ thủy tinh để dành dùng dần.

Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 ly, mỗi ly pha 2 muỗng bột gạo lứt với 100ml nước đun sôi. Ưu tiên uống vào buổi sáng và buổi tối, liên tục sử dụng trong 10 ngày để đạt được kết quả điều trị như mong muốn.

>>> XEM THÊM: GẠO HUYẾT RỒNG CHỮA BỆNH XƯONG KHỚP

3, Ăn cơm gạo lứt với muối mè giúp giảm tình trạng đau nhức do thoái hóa khớp gối

cach-chua-benh-thoai-hoa-khop-goi-tai-nha-voi-com-gao-lut-muoi-me

Ăn cơm gạo lứt với muối mè vào buổi sáng giúp cải thiện tình trạng đau nhức đầu gối do thoái hóa khớp

Cách làm:

  • Gạo lứt đi vo sạch, lưu ý không nên sát gạo mạnh tay tránh làm mất dưỡng chất trong gạo.
  • Cho gạo lứt vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ và nấu thành cơm.

Cách dùng: Nên ăn cơm gạo lứt với muồi mè vào buổi sáng là tốt nhất, đồng thời nên kết hợp với chế độ luyện tập mỗi ngày để nhanh chóng đẩy lùi cơm đau đầu gối do thoái hóa khớp.

4, Cháo gạo lứt với đậu đỏ giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối

cach-chua-benh-thoai-hoa-khop-goi-tai-nha-voi-chao-gao-lut-dau-do

Cháo gạo lứt với đậu đỏ giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối

Đậu đỏ chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B12 và các khoáng chất như magie, kẽm, photpho,… có tác dụng tốt trong việc thanh lọc cơ thể và cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp. Vì vậy, người bệnh có thể kết hợp giữa gạo lứt với đậu đỏ để chế biến thành món ăn vừa ngon miệng vừa giúp giảm đau.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 200gr tỏi sống
  • 100gr gạo lứt
  • 50gr đậu đỏ

Cách làm:

  • Gạo lứt và đậu đỏ đem rửa sạch và ngâm trong nước cho mềm.
  • Sau đó, cho vào nồi cùng với lượng nước nhất định và đun sôi.
  • Sau khi nước sôi, hạ nhỏ lửa và đun cho đến khi đậu đỏ và gạo lứt mềm nhừ rồi đập dập tỏi cho vào, tiếp tục nấu sôi lại.

Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần cháo gạo lứt, đậu đỏ cơn đau do thoái hóa khớp sẽ giảm dần.

5, Dùng gạo lứt chườm nóng giúp giảm triệu chứng đau mỏi khớp gối do thoái hóa

Liệu pháp chườm nóng (Heat therapy) đã phổ biến cách đây 2400 năm trước. Phương pháp chườm nóng chủ yếu mượn khí ấm nóng và tinh chất trong thảo dược để trị liệu, nó có tác dụng ôn dương khí, thu hàn tà, thông kinh mạch, điều khí huyết…

Theo các bác sĩ Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, nên dùng kết hợp gạo lứt cùng các loại thảo dược khác như thảo quyết minh, quế chi, đại hồi, tiểu hồi, mạn kinh tử, thiên niên kiện,... sẽ phát huy được hiệu quả tốt nhất.

Từ những kiến thức trên, trải quả quá trình học hỏi, sáng tạo, thử nghiệm, cải tiến sản phẩm, Công ty chúng tôi đã cho ra đời dòng sản phẩm Túi chườm thảo mộc Hapaku với thành phần từ 100% thảo dược tự nhiên được sấy khô và nghiền nhỏ, tự tin là giải pháp giúp các bệnh nhân thoái hóa khớp gối tiết kiệm thời gian và công sức, nâng cao hiệu quả trị bệnh tại nhà.

gao-lut-thanh-phan-thao-duoc-khong-the-thieu-trong-tui-chuom-nong-thao-duoc-hapaku

Gạo lứt, ngải cứu, đai hồi,... là một trong những thành phần không thể thiếu trong túi chườm thảo mộc Hapaku

>>> XEM THÊM: TÚI CHƯỜM ĐẦU GỐI THẢO DƯỢC HAPAKU - GIẢI PHÁP CHO NGƯỜI BỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Cách chọn gạo lứt ngon

Một trong những tiêu chí hàng đầu khi chọn mua gạo lứt là sản phẩm đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bởi việc sử dụng thực phẩm chứa hóa chất bảo quản độc hại không giúp hỗ trợ điều trị mà còn khiến bệnh thêm nặng.

Để chọn gạo lứt ngon, sạch và an toàn, bạn nên dựa theo những tiêu chí sau đây:

  • Mùi thơm: Thông thường, gạo lứt mới thường có mùi thơm nhẹ nhàng. Đặc biệt, khi nấu lúc cơm sôi sẽ thấy dậy mùi. Ngược lại, gạo cũ thường không có mùi thơm mà có mùi hôi đặc trưng, khó chịu.
  • Vị ngọt: Đối với gạo mới nếu bạn cắn một vài hạt sẽ cảm thấy vị ngọt trên đầu lưỡi. Còn đối với gạo để quá lâu, vị ngọt biến mất và thay vào đó là vị hơi khó ăn.

Ngoài ra, để mua được gạo lứt vừa mới, sạch và ngon, bạn nên lựa chọn những cơ sở bán gạo uy tín.

Mốt số lưu ý khi sử dụng gạo lứt để chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối tại nhà

Để áp dụng bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối từ gạo lứt không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bệnh nhân chỉ nên ăn chúng ít nhất 2 – 3 lần trong tuần. Đồng thời, trong quá trình ăn cần nhai thật kĩ rồi mới nuốt, bởi gạo lứt khá cứng.

Đặc biệt, đối với các trường hợp cần bồi bổ sức khỏe như trẻ em có thể trạng yếu hoặc gầy gò, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, tốt nhất không nên ăn gạo lứt thường xuyên. Vì chúng có thể gây suy giảm sức khỏe do không cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin.

Trên đây là 4 cách chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt người bệnh có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, các cách nêu trên không phải là thuốc điều trị. Chính vì vậy, người bệnh không nên lạm dụng, tránh trường hợp gạo lứt gây phản tác dụng. Cách tốt nhất là bệnh nhân nên đến cơ sở thăm khám uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn biện pháp chữa trị phù hợp.

>>> XEM THÊM VỀ SẢN PHẨM TẠI ĐÂY

------------------------------------------

Xem thêm những chia sẻ hữu ích về sức khỏe TẠI ĐÂY

Tìm hiểu thông tin về các sản phẩm của Hapaku TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0901576969 / 0866871715 để được tư vấn thêm về sản phẩm.

👉SĂN MÃ GIẢM GIÁ CÁC SẢN PHẨM CỦA HAPAKU TẠI: 

Shopee Mall: https://bit.ly/2NRQM8l

Lazada Mall: https://bit.ly/3eYmFrN