Mỗi khi tiết trời trở lạnh, những cơn đau nhức xương khớp lại trở nên trầm trọng hơn gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, không còn niềm vui trong cuộc sống. Tại sao khi trời trở lạnh, các cơn đau nhức xương khớp lại tăng lên và làm thế nào để phòng ngừa cũng giảm đau xương khớp hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân đau xương khớp về mùa lạnh
1.1. Theo Y học cổ truyền
Các bệnh đau nhức xương khớp thuộc chứng tý, tý là tắc không thông, kinh khí mạch lạc không thông, bị tắc gây ra những cơn đau nhức ở xương khớp. Chứng tý trong xương khớp là giai đoạn biểu hiện phía ngoài cơ thể khi khí huyết trong kinh lạc bị tắc, hạn chế lưu thông đến phần cơ khớp vận động, gây đau đớn tại chỗ.
Lâm sàng Đông y chia các nhóm nguyên nhân gây bệnh gồm: Lục khí là nguyên nhân bên ngoài (yếu tố ngoại nhân), khi chuyển thành nguyên nhân gây bệnh gọi tà khí. Khi cơ thể đau yếu, vệ khí suy yếu thì tà khí phía ngoài mới thừa cơ xâm nhập cơ thể gây bệnh.
Tà khí gồm có 6 loại gọi là lục tà: Phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), táo (độ khô), hỏa (nhiệt). Trong đó, phong, hàn, thấp, nhiệt là những yếu tố ngoại tà do thời tiết xâm nhập cơ thể, khiến sự vận hành khí huyết không thông lợi, dẫn đến chứng gân xương, cơ bắp, các khớp đau mỏi, tê dại, nặng nề co duỗi khó khăn và sưng nóng, đỏ....
Bên cạnh các yếu tố ngoại tà gây nên chứng tý, còn có nguyên nhân do chấn thương, ăn uống, dinh dưỡng, nội thương. Chấn thương cũng khiến khí huyết vận hành không tốt. Khí trệ, huyết ứ, mạch lạc không thông cũng phát sinh chứng tý. Nội thương là khi thể trạng mệt nhọc, tuổi cao thể lực suy yếu, mắc bệnh lâu ngày sức khỏe kém, ảnh hưởng tạng Can -Thận. Can thận hư suy không nuôi dưỡng được kinh mạch, cơ nhục, gân cốt.
1.2. Theo quan điểm y học hiện đại
Về cơ bản, những cơn đau xương khớp có thể bị tác động bởi những yếu tố sau:
- Áp suất khí quyển
Ở người mắc bệnh xương khớp hầu hết đều xảy ra tình trạng bào mòn ở lớp sụn bao phủ bề mặt các đầu xương, khiến dây thần kinh bị tác động cảm nhận được sự thay đổi của áp suất.
Ngoài ra, áp suất khí quyển thay đổi khiến các cơ, gân, mô sẹo dễ co lại gây đau đớn.
Khi áp suất khí quyển hoặc nhiệt độ giảm, chất lượng dịch khớp cũng thay đổi. Phản ứng của các mô xung quanh khớp với nhiều quá trình lý hóa phức tạp, làm gia tăng tình trạng viêm, biểu hiện bởi hiện tượng sưng, đau tại khớp.
Không những thế, tiết trời lạnh còn làm sức đề kháng của cơ thể giảm, khiến người bệnh càng đau nhức, khó chịu. Bệnh gây cản trở khả năng đi lại và làm xuất hiện những cơn đau đớn dai dẳng tại các khớp xương.
- Nhiệt độ thấp làm khô cứng khớp
Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp khiến chất lỏng bên trong khớp trở nên đặc hơn, dẫn đến hiện tượng khô cứng khớp.
Có thể thấy, bệnh về khớp khiến những cơn đau nhức, khô cứng khớp nhạy cảm hơn với thời tiết, đặc biệt là thời tiết trở lạnh hay trước những ngày mưa. Cần hiểu rõ, thời tiết thay đổi chỉ là nguyên nhân tạm thời làm gia tăng cơn đau nhức khớp, không phải là nguyên nhân gây bệnh.
2. Các phương pháp điều trị đau nhức xương khớp
2.1. Các phương pháp dùng thuốc
Sử dụng các bài thuốc uống hay bôi ngoài tại chỗ giúp giảm đau và ức chế phản ứng viêm tại chỗ.
2.2. Các phương pháp không dùng thuốc
Các phương pháp này thường an toàn và hầu như không có tác dụng phụ. Sau một thời gian điều trị người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau nhức xương khớp được giảm dần.
2.3. Một số biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh
Tham khảo ngay các sản phẩm Đai chườm nóng thảo dược Hapaku TẠI ĐÂY
3. Phòng đau nhức xương khớp khi trời lạnh
Chúng tôi hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách phòng và giảm đau nhức xương khớp khi thời tiết lạnh. Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất nhé!