CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU THẮT LƯNG Ở NỮ GIỚI VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC TẠI NHÀ

February 27, 2024 0 Comments

I. NGUYÊN NHÂN ĐAU THẮT LƯNG Ở NỮ GIỚI

Bạn đã bao giờ cảm thấy đau, căng cơ hoặc có thể là bị cứng ở vùng thắt lưng?

Trên thực tế, chín trong số mười người trưởng thành có thể sẽ trải qua đau thắt lưng nghiêm trọng và/hoặc cấp tính vào một thời điểm nào đó trong đời.  Trung bình, tỷ lệ đau thắt lưng ở phụ nữ cao hơn nam giới. Có rất nhiều nguyên nhân lý giải được đưa ra, nhưng nhiều tác giả cho rằng sự khác biệt về sinh lý – nội tiết là nguyên nhân chính. 

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy rằng do cấu trúc các khớp cùng chậu ở nữ giới (SIJ) linh hoạt hơn so với của nam giới. Do đó, dây chằng chịu lực lớn hơn là nguyên nhân phổ biến gây đau thắt lưng ở phụ nữ.

Mặt khác, nội tiết tố sinh dục nữ đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân và sinh lý bệnh của nhiều bệnh thoái hóa xương khớp. Phụ nữ sau mãn kinh có biểu hiện thoái hóa đĩa đệm nhanh hơn do thiếu hụt estrogen tương đối.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gộp dựa trên các nghiên cứu trên PubMed vào ngày 2 tháng 1 năm 2016 chỉ ra rằng tỷ lệ nữ giới mắc tình trạng đau thắt lưng cao hơn nam giới ở hầu hết các nhóm tuổi. Trong tổng số 98 nghiên cứu với 772.927 đối tượng đã được phân tích, đối tượng tham gia được chia thành 4 nhóm tuổi: (I) nhóm trẻ ở độ tuổi đi học: 6–19 tuổi; (II) nhóm thanh niên và trung niên: 20–50 tuổi; (III) nhóm tuổi hỗn hợp: dữ liệu từ các nghiên cứu không phân biệt nhóm tuổi; (IV) nhóm người cao tuổi: ≥50 tuổi. Cho thấy, tỷ lệ lưu hành đau thắt lưng trung bình của nữ so với nam lần lượt là 1,310, 1,140, 1,220 và 1,270 cho bốn nhóm tuổi.

Tỷ lệ đau thắt lưng ở bé gái trong độ tuổi đi học cao hơn so với bé trai trong độ tuổi đi học có thể là do yếu tố tâm lý, dao động nội tiết tố nữ và kinh nguyệt. So với các đối tượng trẻ và trung niên, tỷ lệ đau thắt lưng ở nữ tăng hơn ở nam được ghi nhận sau tuổi mãn kinh.

Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất. Đau thắt lưng ở nữ giới có thể biểu hiện theo nhiều hình thái khác nhau và nhiều lý do khác nhau, bao gồm:

1. Rối loạn chức năng khớp cùng chậu

Thường bị chẩn đoán nhầm là thoát vị đĩa đệm, rối loạn chức năng khớp cùng chậu là một chuyển động bất thường của các khớp nối giữa xương cùng và xương chậu. Cơn đau có thể lan từ thắt lưng xuống mông và hai chân do viêm các khớp cùng chậu hoặc căng giãn quá mức xảy ra sau quá trình chuyển dạ, vận động giãn quá mức của cánh chậu.

2. Đau xương cụt

Đau xương cụt được định nghĩa là cơn đau ở trong và xung quanh vùng xương cụt, ở vị trí dưới cùng của cột sống và phía trên khe hở của mông. Cơn đau thường được mô tả là đau âm ỉ hay đau nhói và có cảm giác như co thắt cơ. Hoàn cảnh khởi phát cơn đau xương cụt có thể xảy ra khi hoạt động thể chất hoặc khi ngồi trong thời gian dài, lan xuống chân hoặc lên lưng.

Các nguyên nhân gây đau xương cụt phổ biến ở nữ giới bao gồm:

  • Chấn thương xương cụt trong quá trình sinh con: Xương cụt có thể bị thương hoặc thậm chí bị gãy trong khi chuyển dạ sinh thường.
  • Thoái hóa: Tiến trình lão hóa tại xương cụt cũng tương tự như các vị trí khác trên cơ thể. Hệ quả là xơ hóa sụn, hình thành gai xương, ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc khớp.
  • Chèn ép xương cụt: Điều này có thể xảy ra với các dây thần kinh khi bị áp lực trong thai kỳ.
  • Chấn thương: chấn thương vào vùng xương cụt hoặc các cơ xung quanh. Ví dụ, ngã từ xe đạp có thể làm chấn thương xương cụt.
  • Tư thế ngồi: Nếu ngồi xiêu vẹo hay ngồi quá lâu trong thời gian dài sẽ gây ra đau vùng xương cụt.

3. Hội chứng Piriformis (Hội chứng cơ hình lê hay còn gọi hội chứng cơ tháp)

Hội chứng cơ tháp xảy ra khi cơ tháp (một cơ nhỏ giúp xoay hông khi di chuyển) bị co thắt, dẫn tới chèn ép dây thần kinh tọa gần đó. Các triệu chứng bao gồm đau nhức ở vùng mông, cộng với đau lan tỏa giống như đau thần kinh tọa ở đùi, bắp chân và bàn chân. Cơn đau tăng lên khi di chuyển lên cầu thang, khi ngồi hoặc khi đi bộ hoặc chạy.

4. Mãn kinh

Đau lưng mãn tính ở phụ nữ thường biểu hiện ở thời kỳ mãn kinh. Phần lớn phụ nữ tiền mãn kinh gặp các triệu chứng như đau cơ xương khớp liên quan trực tiếp đến tình trạng thiếu hụt estrogen.

5. Kinh nguyệt hoặc rối loạn chức năng tử cung

Đau bụng kinh là tình trạng co thắt cơ tử cung xảy ra trong kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh nguyên phát là khi phụ nữ trải qua những cơn co tử cung đột ngột, không điển hình trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Điều này dẫn đến tình trạng đau bụng kinh tái diễn và nghiêm trọng. Cuối cùng, tình trạng này trở thành đau bụng kinh thứ phát và mãn tính, thường biểu hiện là đau bụng dưới xuyên ra vùng thắt lưng một cách dữ dội hoặc âm ỉ.

6. Lạc nội mạc tử cung

Trong lạc nội mạc tử cung, các tế bào nội mạc tử cung bị lạc chỗ trong tiểu khung bên ngoài buồng tử cung. Các triệu chứng tùy thuộc vào vị trí của lạc nội mạc tử cung. Bộ ba triệu chứng kinh điển là thống kinh, giao hợp đau và vô sinh. Cơn đau này thường lan xuống vùng thắt lưng kèm theo các triệu chứng khó đi tiểu và đau khi đại tiện.

7. Thai kỳ

Đau thắt lưng là tình trạng rất phổ biến khi mang thai. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: Trọng tâm đổ về phía trước (làm tăng độ ưỡn vùng thắt lưng do tăng kích thước vòng bụng), cân nặng tăng lên và hormone làm thư giãn các cơ và dây chằng để chuẩn bị cho quá trình sinh nở - tất cả những yếu tố này có thể góp phần gây ra tình trạng đau thắt lưng. Các cơn đau thường biểu hiện ở phía sau, dưới thắt lưng, dọc theo xương cụt và trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

II. CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊM TRỌNG NẾU KHÔNG ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI

Nếu không được điều trị, chứng đau thắt lưng có thể kéo dài và và có thể là triệu chứng của những vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư buồng trứng. Tìm kiếm lời khuyên y tế khi gặp các triệu chứng sau:

  • Yếu hoặc liệt vận động
  • Sốt kéo dài
  • Rối loạn chức năng đại tiểu tiện
  • Tê bì liên tục hoặc rối loạn cảm giác ở chi dưới
  • Đau bụng dữ dội không đáp ứng với paracetamol
  • Đau âm đạo và chảy máu, kể cả khi đi tiểu
  • Không cải thiện ngay cả sau một tuần chăm sóc tại nhà hoặc điều trị bằng NSAID

Các chuyên gia y tế khuyên nên đi khám khi có bất kỳ trường hợp đau thắt lưng đột ngột nào, đặc biệt nếu không liên quan đến bất kỳ sang chấn nào trước đó hoặc nếu cơn đau kéo dài hơn bình thường.

III. PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC

Có một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau thắt lưng ở phụ nữ như sau:

1. Chườm ấm và lạnh

Chườm nóng bằng Đai chườm nóng thảo dược Lưng Hapaku (sự kết hợp của liệu pháp nhiệt nóng và tinh chất thảo dược) giúp tác động sâu vào các huyệt đạo, từ đó lưu thông khí huyết, giảm đau mỏi lưng nhanh chóng, thư giãn tinh thần, ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Đối với cơn đau do viêm, chườm lạnh có thể có tác dụng thay thế.

Tham khảo ngay sản phẩm Đai chườm nóng thảo dược Lưng Hapaku tại đây.

2. Thuốc giảm đau

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, hãy thận trọng và luôn tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc giảm đau.

3. Bài tập vận động

Kéo giãn các cơ đang căng cứng và thực hiện các bài tập thư giãn nhẹ có thể cải thiện lưu thông máu và thư giãn các cơ đang căng.

4. Các dụng cụ hỗ trợ cột sống

Ghế có hỗ trợ thắt lưng tốt có thể giúp ngăn ngừa tư thế không đúng khi ngồi. Những chiếc gối ôm theo đường cong sinh lý tự nhiên của cơ thể cũng có thể giúp bạn có một giấc ngủ ngon.

Đối với những trường hợp đau thắt lưng nghiêm trọng hơn, đặc biệt đối với những trường hợp có tính chất mãn tính, bạn có thể nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Chẩn đoán chính xác giúp đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm thay đổi lối sống lành mạnh (ăn kiêng, tập thể dục và nghỉ ngơi) đến phẫu thuật chỉnh hình. Ở giữa, các chuyên gia quản lý cơn đau sẽ hỗ trợ các chương trình điều trị để giảm đau và tiếp tục các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Hapaku hi vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng đau thắt lưng của mình và có giải pháp phòng ngừa cũng như điều trị phù hợp.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0901 576 969 để được tư vấn chi tiết nhất nhé!