Theo khoa học thì độ ẩm lý tưởng đối với sức khỏe con người nằm trong ngưỡng từ 55-65%. Khi độ ẩm không khí cao sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống và đặc biệt là sức khỏe.
Bệnh lý đường hô hấp
Thời tiết nồm ẩm là môi trường lý tưởng cho các mầm bệnh như nấm mốc, vi khuẩn, virus sinh sôi. Các bệnh lý hô hấp hàng đầu thường phát sinh trong kiểu thời tiết này bao gồm: cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp.
Bên cạnh đó, nồm ẩm cũng làm tăng mức độ trầm trọng của một số bệnh đường hô hấp mạn tính như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản,…
Đối tượng dễ trở thành nạn nhân của các bệnh lý đường hô hấp trong tiết trời ẩm ương này chính là trẻ em, người già và những người có bệnh lý nền – sức đề kháng kém.
Bệnh lý truyền nhiễm
Theo chuyên gia Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, kiểu thời tiết nồm ẩm đặc trưng của giai đoạn giao mùa xuân hạ là điều kiện rất thuận lợi để các bệnh lây truyền do virus gia tăng.
Từ thực tế lâm sàng, trong thời điểm này hàng năm đều là mùa cao điểm các bệnh do virus như: sởi, quai bị, thủy đậu, rubella, cúm mùa,...
Bệnh lý da liễu – dị ứng
Độ ẩm không khí cao là điều kiện thích hợp cho các loại vi khuẩn lây lan và phát triển, gây ra các căn bệnh khó chịu như viêm da và dị ứng da. Quần áo, chăn ga ẩm ướt do thời tiết nồm ẩm cũng là điều kiện lý tưởng cho bệnh nấm da phát triển. Chế độ sinh hoạt không khoa học của nhiều người trong thời tiết nồm ẩm như vệ sinh không sạch cũng có thể dẫn tới nấm vùng kín, nấm da ở những khu vực hay ra mồ hôi như: kẽ chân, kẽ tay,…
Bệnh dị ứng gia tăng mùa nồm ẩm do nồng độ nấm mốc, vi khuẩn, phấn hoa trong không khí tăng cao. Hệ miễn dịch nhận diện đây là các vật thể lạ nên tạo ra kháng thể chống lại chúng, từ đó giải phóng các chất trung gian hoá học. Trong đó histamin là một trong những chất trung gian hoá học phổ biến, gây ra các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, nổi mày đay, ngứa da và mắt, nặng hơn có thể khó thở, sốc phản vệ.
Bệnh lý cơ xương khớp ở người lớn tuổi
Khi trời nồm người lớn tuổi hay người có tiền sử bệnh về xương khớp thường cảm thấy đau khớp hay nhức mỏi. Nguyên do là mỗi khi thời tiết thay đổi đều làm thay đổi áp suất của khí quyển. Khi áp suất khí quyển thấp, các mô trong cơ thể sẽ có xu hướng giãn nở, điều này vô tình gây áp lực lên hệ thần kinh chi phối cảm giác đau. Do đó, các cơn đau vào những ngày thời tiết thay đổi thường dễ cảm nhận hơn. Bên cạnh đó, không khí lạnh và ẩm khiến dịch khớp trở nên dày hơn dẫn đến tình trạng tăng áp lực trong ổ khớp và gây ra những cơn đau nhức.
Khi độ ẩm trong không khí lên cao, nền nhà trơn ướt có thể gây tai nạn, ngã, trượt càng làm trầm trọng thêm tình trạng đau xương khớp, thậm chí gãy xương. Nếu gãy xương xảy ra trên nền bệnh lý loãng xương còn gây chậm thời gian liền xương, dẫn đến phải bất động trong thời gian dài, kéo theo hàng loạt các thương tật thứ cấp khác: viêm phổi, xẹp phổi, loét tỳ đè, huyết khối tĩnh mạch sâu, nhiễm trùng hệ tiết niệu – tiêu hóa,...
Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ
Cần loại bỏ vi khuẩn gây bệnh bằng cách làm sạch và tạo sự thông thoáng cho không gian trong nhà như:
Chế độ ăn uống và tập luyện khoa học
Khi bạn có chế độ ăn uống và tập luyện khoa học thì sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch để có thể chiến đấu với các tác nhân gây bệnh khi trời nồm ẩm qua những phương thức:
Phòng tránh tình trạng lây lan bệnh
Việc lây chéo từ môi trường xung quanh là nguy cơ gây ra bệnh lý hô hấp, vì thế chúng ta cần thực hiện những cách sau để bảo vệ cơ thể:
Về cơ bản, trời nồm ẩm là một đặc tính khá phổ biến của thời tiết nước ta. Với một số người bị bệnh mạn tính nên tuân thủ theo hướng dẫn phía bác sĩ, duy trì đơn thuốc và những biện pháp kiểm soát bệnh để tránh việc môi trường kích thích bệnh phát tác. Vì thế, ngay khi thấy biểu hiện bất thường, hãy liên hệ ngay bác sĩ để được tư vấn.