DỌN NHÀ SAU TẾT – ĐỀ PHÒNG ĐAU CỘT SỐNG, XƯƠNG KHỚP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Tháng 2 15, 2024 0 Quan điểm của bạn đọc

Sau mỗi dịp Tết, một trong những việc không thể thiếu ở mỗi gia đình chính là dọn dẹp lại nhà cửa trước khi trở lại guồng quay công việc.

Tuy nhiên vì có nhiều việc phải làm mà lại thực hiện gấp rút trong khoảng thời gian ngắn, tranh thủ cả thời gian nghỉ ngơi để dọn dẹp nên có thể gây nên các vấn đề về sức khỏe. Thậm chí các công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại thực hiện sai tư thế dễ dẫn tới tình trạng đau cột sống – xương khớp cấp tính khiến không thể tận hưởng trọn vẹn niềm vui năm mới.

Trong bài viết này, cùng tìm hiểu cụ thể hơn nguyên nhân, cách phòng tránh và phương pháp điều trị tối ưu để giải phóng hiệu quả cơn đau xương khớp khi dọn dẹp sau Tết.

1. Nguyên nhân dẫn đến cơn đau cột sống, xương khớp và các tư thế đúng để phòng tránh

Nhiều người thường thực hiện tư thế không đúng, không phù hợp trong quá trình dọn dẹp, dẫn đến các cơn đau xương khớp. Có thể kể ra một số tư thế thường thấy sau đây.

1.1 Nâng vật sai cách

Việc nghiêng hoặc cúi người xuống đột ngột khi muốn bê, nâng một vật từ dưới đất lên hoặc dịch chuyển từ thấp lên cao khiến cột sống bị uốn cong và chịu một sức ép lớn vào đốt sống, dây chằng, đĩa đệm. Có thể gây nên tình trạng thoát vị, chèn áp thần kinh cấp tính hoặc thậm chí lún xẹp xương.

Tư thế đúng khi bê đồ nặng:
  • Bước 1: Dang rộng hai chân, từ từ hạ thấp đầu gối. Khối nặng phải luôn đặt giữa 2 chân. Nắm thật chắc vào khối nặng đang mang. Ép hai cùi chỏ vào. Không được nâng vật nặng với tư thế hai cùi chỏ khuỳnh ra hai bên.
  • Bước 2: Giữ thẳng lưng. Nâng đồ vật lên một cách dứt khoát. Trong khi nâng, ôm sát vật nặng vào người. Giữ lưng luôn thẳng, không ngửa ra phía sau.
  • Bước 3: Áp sát đồ vào thân. Giữ tư thế thế thẳng lưng trong khi di chuyển. Luôn mang vác vật với kích thước và độ cao vừa đủ để có thể nhìn thấy rõ đường đi. Khi chuyển hướng, xoay chân để xoay người, không được xoay lưng hoặc hông.
  • Bước 4: Khi đặt vật nặng xuống từ từ thực hiện ngược lại các tư thế của bước 1. Hạ thấp đầu gối dang rộng 2 chân, giữ lưng thẳng dùng 2 tay đặt vật xuống mà không cúi khom lưng. Khi đặt vật nặng lên kệ, lên bệ xe tải, đặt vật nặng xuống và đẩy vào.

1.2. Rướn quá sức hoặc cúi người khi lau dọn nhà, rửa bát, nấu ăn

Tư thế cúi người khi lau nhà hoặc khom lưng đứng nấu bếp, rửa bát khiến toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn vào thắt lưng phía dưới, các cơ cạnh cột sống và hệ thống dây chằng bị quá tải. Hoặc tư thế rướn người để lau kệ, tủ, trần ở trên cao tác động vào các nhóm dây chằng, gân cơ vùng khớp vai, khớp khuỷu tay gây nên tình trạng viêm điểm bám gân, viêm quanh khớp vai cấp tính.

Tư thế đúng:

  • Luôn giữ cột sống (lưng, thắt lưng) ở tư thế thẳng.
  • Dùng ghế kê cao chân đế tránh để tay và khớp vai rướn quá tầm.
  • Chọn bàn bếp/ chậu rửa có chiều cao phù hợp tránh phải cúi khom lưng.
  • Khi lau nhà sử dụng cây lau hoặc chổi quét có cán cao tránh động tác cúi gập người.
  • Thay đổi chân trụ liên tục tránh tỳ trọng lực lên một bên chân quá lâu.

1.3. Ngồi xổm

Phụ nữ khi làm việc nhà, sơ chế thức ăn, giặt quần áo… thường ngồi xổm. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra: Gánh nặng cho xương bánh chè bằng 0 khi nằm, gấp 1 – 2 lần khi đứng lên, gấp 4 lần khi chạy và gia tăng sức nặng gấp 8 lần khi ngồi xổm hoặc quỳ.

Do vậy nên hạn chế tối đa việc ngồi xổm, nếu bắt buộc phải ngồi xổm thì không quá 20 phút. Khi đứng dậy, có thể vịn ghế, bàn để đứng lên, giúp giảm áp lực lên khớp gối cũng như đề phòng té ngã.

2. Cách chữa trị cơn đau cột sống xương khớp khi dọn dẹp sau Tết

Có nhiều phương pháp để chữa trị cơn đau mà không cần phải đến cơ sở y tế, mỗi người có thể áp dụng các biện pháp sau đây.

2.1. Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cần cung cấp đầy đủ năng lượng cho xương khớp hoạt động. Nguồn năng lượng tốt cho khớp bao gồm chất đạm, tinh bột, vitamin từ rau xanh, chất béo. Hạn chế rượu bia, không ăn uống quá độ. Từ đó giúp ổn định lượng mỡ, đạm, đường trong cơ thể, giảm thiểu các bệnh lý đau xương khớp do gút (gout), tiểu đường,…

2.2. Xây dựng thói quen tập luyện đều đặn mỗi ngày. Việc tập luyện, vận động thường xuyên với các môn phù hợp với thể trạng như đi bộ, bơi, đạp xe, yoga… sẽ giúp các khối cơ xung quanh khớp chắc khỏe, tránh tình trạng mất vững, hạn chế té ngã. Hơn nữa, khi tập luyện, hệ thống cơ được hoạt động liên tục sẽ giúp khớp cử động trơn tru, linh hoạt, từ đó giảm đau và căng cứng khớp.

2.3. Nghỉ ngơi khi có các dấu hiệu đau cấp tính và sử dụng các sản phẩm đai chườm nóng thảo dược của HAPAKU

Được thiết kế chuyên biệt cho từng vùng cơ thể (cột sống thắt lưng, cột sống cổ - vai gáy) và cấu trúc từng khớp (khớp gối, khớp khuỷu, bàn chân), sản phẩm mang đến các tác dụng:

  • Giảm đau nhanh mà không cần dùng các loại thuốc giảm đau khác do cơ chế tác dụng của các loại tinh dầu thảo dược quý.
  • Ngoài ra tác dụng nhiệt sâu giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu tại chỗ làm giảm phản ứng viêm, giãn cơ giúp phục hồi các bệnh lý co cơ, giãn dây chằng, đau thần kinh cấp tính.

Chúng tôi hi vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn phòng tránh và giảm nhanh các cơn đau xương khớp khi dọn dẹp nhà cửa để bạn vui vẻ, tận hưởng giây phút vui vẻ đầu năm mới nhé!