Thoái hóa đốt sống cổ gây TÊ TAY hãy "thận trọng"

December 03, 2018 0 Comments

Tê tay do nhiều nguyên nhân gây ra như biến chứng thần kinh, mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường, do thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép các rễ thần kinh, do hội chứng ống cổ tay, có thể do thiếu dưỡng chất hoặc do sai tư thế, thay đổi thời tiết,…. Trong đó, tê tay (có thể kèm theo cả tê chân) do thoái hóa đốt sống cổ rất phổ biến và có thể gây biến chứng nguy hiểm, cần điều trị sớm.

Tại sao bị thoái hóa đốt sống cổ lại gây tê tay, biến chứng này nguy hiểm như thế nào, điều trị thế nào cho hiệu quả là những câu hỏi sẽ được giải đáp bởi chuyên gia xương khớp hàng đầu trong bài viết này.

thoái hóa đốt sống cổ

Tại sao thoái hóa đốt sống cổ lại gây tê tay?

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng thoái hóa của các xương, sụn, các cơ dây chằng, các phần mềm và đĩa đệm của đốt sống. Tình trạng thoái hóa này là sự lão hóa tự nhiên của cơ thể theo tuổi tác, cộng thêm những tư thế, thói quen lao động, sinh hoạt sai khiến tốc độ thoái hóa đốt sống cổ đến sớm hơn, nặng hơn và dễ gây biến chứng hơn. Các biến chứng thường gặp là đau đớn, cứng khớp cổ, đau mỏi vai gáy, tê tay, thậm chí tê cả chân.

Rất nhiều người thắc mắc, tại sao bị thoái hóa đốt sống cổ lại gây tê tay? TS, BS Tăng Hà Nam Anh –  Trưởng khoa chấn thương chỉnh hình - BV Nguyễn Tri Phương TP HCM giải thích: Các đốt sống cổ  nối với nhau bằng các đĩa đệm, ở giữa các đốt sống có lỗ liên hợp để các dây thần kinh đi ra, các dây thần kinh này chi phối hoạt động vùng cổ, vai gáy, cánh tay, cẳng tay, bàn tay và ngón tay. Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, các lỗ này hẹp lại sẽ chèn ép các dây thần kinh gây ra hiện tượng tê tay. Tê do thoái hóa đốt sống cổ, thường bị ở vùng cẳng tay, bàn tay và các ngón tay, tê tăng lên sau khi làm việc nhiều hoặc lái xe gắn máy. Nếu các ngón tay bị tê, người bệnh sẽ có cảm giác khác lạ hoặc khó khăn khi cầm nắm các đồ vật thường dùng. Khi thoái hóa nặng sẽ dẫn tới thoát vị đĩa đệm, gây chèn lên tủy cổ thì còn gây thêm tê và yếu luôn cả chân nữa. Như vậy, tê vùng tay, thậm chí là tê và yếu vùng chân là một biểu hiện của tình trạng thoái hóa nặng vùng đốt sống cổ.

Một bệnh lý khác là hội chứng ống cổ tay cũng gây tê tay và thường bị nhầm với biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ. Khi bị hội chứng ống cổ tay, các dây thần kinh bị chèn ép ngay trong ống cổ tay, sẽ gây đau, tê bì và loạn cảm, xảy ra chủ yếu ở 3 ngón: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón áp út, còn ngón út thì không bị. Ở một số trường hợp, đau và tê bì có thể lan rộng lên đến toàn bộ bàn tay hoặc thậm chí đến cổ tay và cẳng tay nhưng ít khi qua khuỷu lên đến vai. Nhiều trường hợp thậm chí bị chèn ép kép, có nghĩa dây thần kinh bị chèn ép cả vùng đốt sống cổ do thoái hóa và cả vùng ống cổ tay, khi đó bệnh tê tay sẽ rất nặng và nguy hiểm.

Tê tay do thoái hóa đốt sống cổ, có nguy hiểm không?
tê tay do thoái hóa đốt sống cổ

Hiện tượng tê tay sẽ xảy ra dọc theo cánh tay, cẳng tay, bàn tay rồi ngón tay. Ngoài hiện tượng tê tay thì bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ còn thường bị đau cứng cổ và đau mỏi vùng vai gáy, nhiều khi gặp khó khăn trong thao tác xoay cổ, có khi kèm theo hiện tượng đau đầu, chóng mặt. Giai đoạn đầu, hiện tương tê tay thường nhẹ và tự hết. Tuy nhiên, đến giai đoạn nặng, khi các gai xương bị thoái hóa nặng hoặc khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ gây chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh, động mạch thì các cơn đau, tê tay sẽ ngày càng rõ rệt, kéo dài, thậm chí gây thêm tê cùng yếu vùng chân thì sẽ gây rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt của người bệnh. Thậm chí gây teo cơ, mất cảm giác và mất khả năng hoạt động của vùng tay, chân.

Điều trị hiệu quả tê tay do thoái hóa đốt sống cổ và các bệnh lý khác

TS, BS Nam Anh khuyên người bệnh, khi thấy bị tê tay thì nên đi khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây bệnh, cụ thể là tê do chèn ép thần kinh trong thoái hóa đốt đốt sống cổ hay do hội chứng ống cổ tay hoặc do nguyên nhân nào khác nữa không.

Đồng thời, có thể kết hợp phương pháp chườm nóng với các thảo dược - đây được xem như một phương pháp vật lý trị liệu để giúp giảm bớt hiện tượng tê tay và chân nhờ tác dụng giảm tổn thương thần kinh. Tác dụng của nhiệt nóng và tinh chất thảo dược còn giúp giãn cơ, máu lưu thông tốt hơn, tăng tuần hoàn máy đến các vùng cơ bị chèn ép dây thần kinh, làm chậm quá trình thoái hóa, giảm bớt sự khó chịu và cải thiện cả tầm vận động của vùng cổ, giảm tê bì chân tay. 

Hiện nay, phương pháp chườm nóng thảo dược đã được cải tiến hơn nhiều, bệnh nhân có thể tự sử dụng túi chườm thảo dược tại nhà để thư giãn, giảm đau, hỗ trợ điều trị. Túi chườm thảo dược Hapaku với các phiên bản làm nóng bằng điện và làm nóng bằng lò vi sóng cực kỳ tiện lợi, tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả cho bệnh nhân.

- Túi chườm cổ gáy loại cắm điện làm nóng

- Túi chườm khuỷu tay loại cắm điện làm nóng

- Túi chườm vai gáy cổ loại cắm điện làm nóng

Phương pháp chườm nóng với các loại thảo dược truyền thống của Việt Nam được các bác sĩ tại viện Y học cổ truyền TW, viện 108, 354, viện Thể thao Quốc gia,...sử dụng hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, hiệu quả cao mà không gây tác dụng phụ như các thuốc giảm đau Tây y.

 Tham khảo: Bác sĩ tư vấn