Công thức nước ngâm chân tại nhà siêu đơn giản, hiệu quả trị bách bệnh

Tháng 7 29, 2020 0 Quan điểm của bạn đọc

Theo Đông y, bàn chân được ví như trái tim thứ hai của cơ thể, có mối liên quan mật thiết tới lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Dùng nước nóng hoặc nước thảo dược ngâm chân sẽ giúp đả thông các kinh lạc bị tắc nghẽn, tăng cường lưu thông máu, cải thiện trao đổi chất; cơ, xương, khớp dẻo dai; tăng cường sức đề kháng; chữa được nhiều bệnh tật. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những gợi ý về một số loại nước ngâm chân có thể làm tại nhà siêu đơn giản. Hãy ngâm chân mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!

Ngâm chân với nước ấm gừng tươi

Ngâm chân với nước ấm gừng tươi có tác dụng tốt với người sợ lạnh hoặc hay bị lạnh chân tay, giúp tuần hoàn máu tốt, đả thông khí huyết, thải độc cơ thể.

Cách làm:

  • Gừng tươi 20 – 30g, đập dập, cho vào khoảng nửa nồi nước, đậy kín vung để tránh làm bay hơi một số chất trong gừng
  • Đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Đổ toàn bộ nước và gừng đã đun vào chậu pha thêm nước lạnh khoảng 40 độ là ngâm được.
cong-thuc-ngam-chan-don-gian-tu-nuoc-am-gung-tuoi
Ngâm chân bằng thảo dược giúp tăng cường lưu thông máu, giúp xương, khớp dẻo dai.

Bài thuốc ngâm chân từ ngải cứu

Ngâm chân với nước ngải cứu có tác dụng cải thiện chức năng phổi, rất tốt đối với các bệnh nhân viêm phế quản mạn tính và những người thường xuyên bị ho có đờm.

Cách làm:

  • Ngải cứu tươi 20 – 30g, cho vào nửa nồi nước đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút.
  • Đổ cả lá và nước pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ thì ngâm hai chân.

Chú ý: Không nên ngâm nước quá mắt cá chân.

cong-thuc-nuoc-ngam-chan-don-gian-tu-ngai-cuu

Bài thuốc ngâm chân từ ngải cứu tốt cho người thường xuyên bị ho

Ngâm chân với vỏ quế, hoa tiêu

Nước ngâm chân từ vỏ quế, hoa tiêu có tác dụng rất tốt trị chứng phù thũng do chức năng bài tiết của thận.

Cách làm:

  • Vỏ quế, hoa tiêu mỗi thứ 15g cho vào nồi đổ nước
  • Đậy vung kín nồi nước, đun sôi khoảng 10 phút
  • Đổ ra chậu pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ là được.

Chú ý: Không nên ngâm nước quá mắt cá chân.

cong-thuc-nuoc-ngam-chan-tu-vo-que-hoa-tieu

Ngâm chân vỏ quế, hoa tiêu giúp trị chứng phù thũng do chức năng bài tiết của thận

Ngâm chân với hoa hồng

Nước ngâm chân hoa hồng có tác dụng hoạt huyết thông kinh, tiêu ứ, giảm đau, tốt cho người thường bị chứng tê cóng hoặc da bị nứt nẻ khi trời lạnh. 

Cách làm:

  • Lấy 10 – 15g hồng hoa cho vào nồi đổ nước, đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút
  • Đổ cả nước và bã ra chậu, pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ là được.

Chú ý: Không được ngâm quá mắt cá chân.

Nếu dùng kết hợp 30 – 50g ngải cứu khô và 10 – 15g hồng hoa đun nước ngâm chân thì còn có thể kích thích tuần hoàn máu, phòng chống và giảm nhẹ được chứng căng phồng tĩnh mạch và chứng viêm dây thần kinh ngoại vi.

cong-thuc-nuoc-ngam-chan-don-gian-tu-hoa-hong

Ngâm chân với hoa hồng giúp giảm chứng tê cóng, da chân nứt nẻ khi trời lạnh

Ngâm chân với muối khoáng thảo dược Himalaya của Hapaku

Muối khoáng thảo dược Hapaku được tạo lên từ 100% thảo dược tự nhiên cùng 84 các loại khoáng chất có lợi cho sức khỏe từ muối hồng Himalaya.

Công dụng tuyệt vời của việc ngâm chân với muối khoáng thảo dược Himalay của HAPAKU đối với cơ thể là:

  • Giúp giảm đau mỏi xương khớp
  • Thư giãn toàn thân, tăng cường sức khỏe
  • Giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn
  • Thải độc cho cơ thể
  • Tẩy da chết
  • Ngăn mùi hôi chân
cong dung-cua-ngam-chan-bang-muoi-hong-thao-duoc-himalaya-cua-hapaku
Công dụng tuyệt vời của muối khoáng thảo dược Himalay của HAPAKU đối với cơ thể bạn
Cách làm:
  • Hòa tan 40 gram muối vào 3-4 lít nước ấm
  • Ngâm chân trong nước khoảng 15-20 phút. Thời điểm tốt nhất để ngâm chân là trước khi đi ngủ.
  • Sau khi ngâm chân, nằm duỗi chân tay để cơ thể được điều hòa.

cong-thuc-ngam-chan-don-gian-tai-nha-tu-muoi-hong-himalaya

Công thức ngâm chân bằng muối khoáng thảo dược Himalaya

>>> XEM THÊM: MUỐI KHOÁNG HIMALAYA THẢO DƯỢC NGÂM CHÂN

Chia sẻ tips: Ngâm chân sao cho đúng cách?

  • Có thể kết hợp nhiều loại thảo dược trên cùng lúc.
  • Nên ngâm thảo dược trong nước khoảng 15 – 30 phút trước khi nấu để hoạt chất trong dược liệu dễ hòa tan hơn.
  • Tùy vào điều kiện, thùng ngâm chân có thể dùng thùng nhôm hoặc thùng gỗ, có chiều cao lên tới gối, nếu được thùng gỗ càng tốt.
  • Nước ngâm có thể pha thêm nước lạnh sao cho độ ấm khoảng 40 độ C là vừa, lượng ít hay nhiều tùy người sử dụng.
  • Khi ngâm, không nên nhúng ngay bàn chân vào chậu nước mà nên đặt bàn chân cách mặt nước một lúc để xông hơi trước, vừa giúp chân không bị “sốc nhiệt” và giúp nở lỗ chân lông. Sau đó từ từ hạ bàn chân sát mặt nước rồi mới ngâm cả chân.
  • Nên ngâm chân sau bữa ăn, trước khi đi ngủ 30 phút là tốt nhất.

Lưu ý: Những người bị bệnh da như nấm, chàm, ghẻ, lở khi áp dụng biện pháp ngâm chân cần có chỉ định của thầy thuốc và có thùng ngâm riêng để tránh lây bệnh cho người khác. 

Ngoài ra trong khi ngâm chân, để tăng hiệu quả thư giãn, đả thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu và thải độc cơ thể, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm đai chườm nóng thảo dược chườm các vùng cơ thể bị đau mỏi như cổ vai gáy, lưng hông, đầu gối, mắt. Đây chính là mẹo mà các spa lớn hay sử dụng để khách hàng thư giãn và trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

cong-thuc-thu-gian-tu-ngam-chan-bang-thao-duoc-va-chuom-nong-thao-duoc

Kết hợp ngâm chân với chườm nóng thảo dược để tăng hiệu quả với cơ thể

>>> XEM THÊM VỀ SẢN PHẨM TẠI ĐÂY

------------------------------------------

Xem thêm những chia sẻ hữu ích về sức khỏe TẠI ĐÂY

Tìm hiểu thông tin về các sản phẩm của Hapaku TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0901576969 / 0866871715 để được tư vấn thêm về sản phẩm.

👉SĂN MÃ GIẢM GIÁ CÁC SẢN PHẨM CỦA HAPAKU TẠI: 

Shopee Mall: https://bit.ly/3f7Zifl

Lazada Mall: https://bit.ly/2CEt5hD