Có nên cho con ngủ riêng sớm? - Tìm hiểu ngay!

Tháng 5 22, 2020 0 Quan điểm của bạn đọc

Dưới đây là chia sẻ theo kinh nghiệm của một bà mẹ bỉm sữa là khách hàng thân thiết của Hapaku:

Chia-se-cua-ba-me-bim-sua-ve-co-nen-cho-con-ngu-rieng-som



Mỗi lần thấy các mẹ bỉm sữa xung quanh khoe "4 tuần con đã ngủ xuyên đêm, 6 tuần con đã không ăn đêm nữa, chỉ cần đặt con xuống cho ti giả là con ngủ..." mà lòng tôi lại chộn rộn? Vì sao mình không làm được như thế chứ, vì sao mình không luyện ngủ cho con giỏi như các mẹ?

Thế là, tôi cũng ngùn ngụt quyết tâm phải luyện con ngủ riêng. Hành trình luyện con ngủ riêng không mất quá nhiều nước mắt và vật vã như tôi hình dung, trộm vía chỉ sau 3-4 ngày khóc khản cổ là con đã có thể tự ngủ ngon lành trong cũi và ngủ liền 6-8 tiếng không dậy ăn đêm. Ồ, hóa ra là cũng đơn giản nhỉ!

Nhưng chưa kịp hoan hỉ với niềm vui sướng ấy, tôi bắt đầu thấy mình hụt hẫng. Hụt hẫng khi xoay xở vắt sữa ra bình để canh lượng ăn của con trong khi có thể ôm con vào lòng để con ti mẹ, hụt hẫng khi mỗi lần nhìn con bé xíu quấn chặt trong khăn nằm chơ vơ trên cũi trong phòng, hụt hẫng khi thấy con bỗng giật thót mình giơ đôi tay nhỏ xíu lên trời huơ huơ mà mẹ phải bình tĩnh đứng nhìn để con tự xoay xở, thay vì nhẹ nhàng ngồi xuống vỗ về để con ngon lành ngủ tiếp... Đó thực sự là những cảm giác vô cùng day dứt và khó diễn tả.

Có 1 vị Cha xứ kể lại rằng, khi ông bước vào một căn phòng chăm sóc trẻ sơ sinh với hơn 100 chiếc cũi đặt những em bé, và ông đã bị sốc bởi sự yên ắng của căn phòng. Cha xứ đã hỏi người quản lý rằng: “Tại sao một căn phòng toàn trẻ sơ sinh lại có thể yên lặng như vậy?” - Bà ấy đã nhìn vào mắt cha sứ và nói: “Sau khoảng 1 tuần những đứa trẻ được đưa đến đây, và khóc hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày, cuối cùng chúng đã dừng khóc khi chúng nhận ra rằng không có ai đến bên chúng để vỗ về. Trái tim tôi tan vỡ, cảm giác như thành trăm nghìn mảnh bay khắp phòng hòa nhạc”, người mẹ trẻ nói.

Tôi bắt đầu sục sạo khắp các diễn đàn với câu hỏi "tại sao lại phải luyện con ngủ?" thì kết quả chủ yếu chốt lại ở ba điều "để con tự lập", "để con không bám mẹ", "để mẹ có thể ngủ và nghỉ ngơi"... toàn là những lý do thuyết phục cả. Để tìm câu trả lời cho câu hỏi "tại sao nên cho con ngủ chung" thì vất vả hơn, nhưng những gì tôi đọc được thì không chỉ thuyết phục mà còn day dứt, nó khiến tôi ngay lập tức từ bỏ việc cố gắng luyện con ngủ riêng, nó khiến tôi hiểu ra rằng mình đang tự tước bỏ đi một đặc quyền thiêng liêng của một người mẹ, đó là quyền được ôm ấp và nâng niu những giấc ngủ của con.

Luyện con ngủ riêng thì liệu bạn có không mất ngủ? Tôi nghĩ là không. Mất ngủ là một điều không thể tránh khỏi khi bạn làm mẹ. Đó là một phần của cuộc hành trình mà bạn dấn thân. Bạn biết đấy, mẹ mọi loài vật đều ôm ấp liếm láp đứa con bé bỏng của mình hàng đêm và chỉ có con người mới tìm cách tách con sớm mà thôi.

Luyện con ngủ riêng thì con sẽ tự lập? Thực tế là tự lập chẳng có tí liên quan nào đến ngủ chung hay ngủ riêng. Điều đó, tôi cảm thấy thực sự thấm thía khi đọc được chia sẻ của một người mẹ như này: "Rồi mẹ phát hiện ra, việc gần gũi với con, cho con bú mẹ trực tiếp, tiếp da với con, ngủ chung với con,... đều chẳng thể làm hỏng việc con có thể tự lập được. TỰ LẬP HAY KHÔNG LÀ DO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC, không phải do việc “rèn ăn, luyện ngủ”, cũng không phải việc tách con ra khỏi mẹ (một dạng ”huấn luyện”) dù rằng vẻ bề ngoài của nó có vẻ như vậy. Mà giáo dục (education) so với rèn luyện, huấn luyện (training) thì khác nhau xa lắm".

Mẹo giúp con ngủ ngon và sâu giấc hơn

meo-giup-con-ngu-ngon-va-sau-giac-hon

Mẹo giúp con ngủ ngon và sâu giấc hơn

1, Nhận biết dấu hiệu cho thấy con buồn ngủ

Trong 8 tuần đầu sau sinh trẻ không thể thức hơn 2 giờ liên tục. Các mẹ nên chú ý các dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim kéo dài, ngáp, dụi mắt, bám mẹ, quấy khóc,...

2, Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm

Một số trẻ sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ và khi ra đời cũng duy trì thói quen như vậy. Trong vài ngày đầu sau sinh không thể thay đổi thói quen của trẻ ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy khi trẻ được 2 tuần tuổi.

Ban ngày khi trẻ còn thức cần chơi với trẻ càng nhiều càng tốt, nói chuyện và hát cho trẻ nghe vào các cữ bú ban ngày, đảm bảo ánh sáng trong phòng ngủ và không cần loại bỏ các tiếng ồn thông thường ban ngày như tiếng tivi, radio,...nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy khi trẻ thiu thiu ngủ. Khi về đêm cần giữ yên lặng và nói khẽ khi trẻ bú cữ đêm, giữ phòng tối và yên tĩnh.

3, Dạy con tự ngủ

Khi con được 6-8 tuần tuổi có thể bắt đầu dạy bé tự ngủ. Phụ huynh nên đặt bé vào nôi hay giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách thức dỗ trẻ trong 8 tuần đầu sau sinh rất quan trọng vì sẽ tạo thành thói quen cho trẻ cho nên cần lựa chọn hình thức khả thi với bản thân như: hát ru, nghe nhạc, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu,... Không nên để bé ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường vì sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ.

4, Chuẩn bị kĩ càng cho con trước khi đi ngủ

chuan-bi-cho-con-truoc-khi-di-ngu-tip

Chuẩn bị kĩ càng cho con trước khi đi ngủ

Việc chuẩn bị tốt giấc ngủ cho bé rất quan trọng. Để giúp trẻ ngủ ngoan và sâu giấc ba mẹ cần lưu ý 7 bước chuẩn bị như sau:

  • Cho bé ăn no trước khi đi ngủ: Cần đảm bảo bé đã được ăn no để loại trừ nguyên nhân do đói khiến trẻ “mất ngủ” trong đêm.
  • Tạo không gian bình yên giúp bé dễ dàng đến với giấc ngủ, tránh giật mình vì những tiếng động lớn bất ngờ.
  • Cho trẻ ngủ sớm: nên cho bé đi ngủ vào khoảng 8 giờ tối để tạo thành nếp tốt, thuận lợi cho trẻ khi đến tuổi đi học.
  • Dỗ giấc ngủ cho trẻ theo từng độ tuổi.
  • Sắp xếp giường ngủ cho trẻ với chăn và gối thật êm: Trẻ sẽ được ngủ trong môi trường mềm mại, êm ái và cảm giác an toàn như trong bụng mẹ đồng thời giúp giữ ấm cho trẻ suốt đêm, đó cũng là vật cản giúp trẻ không bị rơi xuống đất trong quá trình “xoay người” khi ngủ.
  • Tạo sự thoải mái cho bé trước khi đi ngủ: Phụ huynh cần đặt trẻ vào không gian có ánh sáng mờ và nhiệt độ phù hợp, tắt tivi và giảm âm lượng nhạc, điện thoại để tạo sự thoải mái cho trẻ.
  • Tránh tạo sự kích thích quá mức lên giác quan khi cho trẻ ngủ: không gian yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng và bày trí nhẹ sẽ tạo sự bình yên giúp hệ thần kinh trẻ được ổn định khi ngủ. Đặc biệt các mẹ có thể đốt đèn xông tinh dầu quế nguyên chất trong phòng. Với mùi thơm nhẹ nhàng, ấm áp, tinh dầu quế không chỉ giúp bé và ba mẹ thư giãn, ngủ sâu, ngon hơn mà còn khử khuẩn, khử mùi phòng, tăng sức đề kháng tránh các bệnh cảm thông thường, ho lạnh,...
Nen-dot-den-tinh-dau-tram-trong-phong-ngu
Đốt đèn xông tinh dầu quế vừa tăng cường hệ miễn dịch vừa giúp con ngủ ngon
-------------------
Xem thêm những chia sẻ hữu ích về sức khỏe TẠI ĐÂY

Mua ngay các sản phẩm của Hapaku TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0901576969 / 0866871715 để được tư vấn thêm về sản phẩm.