Khi bị thoái hóa đốt sống cổ do phải chịu đựng các cơn đau nhức nên có suy nghĩ cần nằm một chỗ nghỉ ngơi, hạn chế vận động, nhiều người chỉ tìm đến bác sĩ khi các cơn đau khiến cứng các cơ, khớp cổ.
Vậy người bệnh cần làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ? PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Quân Y 103 sẽ giải đáp cụ thể giúp hỗ trợ tốt nhất cho quá trình trị liệu thoái hóa đốt sống cổ...
Dù là thoái hóa cột sống cổ hay bất kì căn bệnh gì, một khi bạn cảm nhận được những triệu chứng bất thường trong cơ thể thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế có uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị. Phát hiện thoái hóa cột sống cổ ở giai đoạn sớm sẽ dễ dàng hơn cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân trong chữa trị hiệu quả được căn bệnh này.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ được ứng dụng phổ biến như: dùng thuốc Tây, Đông Y, những bài thuốc dân gian hay thậm chí là phẫu thuật nếu cần thiết. Vì vậy, bạn nên sớm lựa chọn phương pháp điều trị mà bạn cho là phù hợp, tham khảo lời khuyên từ bác sĩ để điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Các bệnh viện lớn hoặc các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện đều có thể giúp người bệnh xác định tình trạng bị thoái hóa đốt sống cổ hay không.
Hạn chế vận động mạnh, nhưng phải tập thể dục phù hợp
Việc hạn chế đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ là hoàn toàn cần thiết, những không có nghĩa là nằm một chỗ. Việc nằm quá lâu sẽ khiến các cơ khớp của bạn trở nên co cứng và khó chịu hơn. Vì vậy, người nhà nên tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân.
Kết hợp những bài tập thể dục, yoga dành cho người bị thoái hóa cột sống cổ hằng ngày góp phần quan trọng trong quá trình điều trị, đặc biệt những động tác liên quan đến các đốt sống vùng cổ. Những động tác nhẹ nhàng đó sẽ giúp người bệnh quên đi những cơn đau nhức và thư giãn hơn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân nên được tiến hành các liệu pháp như xoa bóp, châm cứu,… tại vùng đốt sống cổ bị thoái hóa. Những việc này không chỉ có tác dụng giảm đau, kháng viêm mà còn giúp khí huyết lưu thông, giảm căng thẳng, điều trị cũng từ đó mà có hiệu quả rõ rệt.
- Bổ sung thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D, MK7 là 3 loại dưỡng chất cần thiết đối với người mắc bệnh xương khớp. Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc làm chắc khỏe xương, chống loãng xương,… trong khi Vitamin D3 và MK7 giúp vận chuyển canxi vào tận xương, giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách tối đa nhất.
Chườm nóng thảo dược được xem như một phương pháp vật lý trị liệu để giúp giảm bớt hiện tượng tê cổ gáy, cánh tay nhờ tác dụng giảm tổn thương thần kinh. Tác dụng của nhiệt nóng và tinh chất thảo dược còn giúp giãn cơ, máu lưu thông tốt hơn, tăng tuần hoàn máy đến các vùng cơ bị chèn ép dây thần kinh, làm chậm quá trình thoái hóa, giảm bớt sự khó chịu và cải thiện cả tầm vận động của vùng cổ, giảm tê bì chân tay.
Hiện nay, phương pháp chườm nóng thảo dược đã được cải tiến hơn nhiều, bệnh nhân có thể tự sử dụng túi chườm thảo dược tại nhà để thư giãn, giảm đau, hỗ trợ điều trị. Túi chườm thảo dược Hapaku với các phiên bản làm nóng bằng điện và làm nóng bằng lò vi sóng cực kỳ tiện lợi, tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả cho bệnh nhân.
- Túi chườm cổ gáy loại cắm điện làm nóng
- Túi chườm khuỷu tay loại cắm điện làm nóng
- Túi chườm vai gáy cổ loại cắm điện làm nóng
Phương pháp chườm nóng với các loại thảo dược truyền thống của Việt Nam được các bác sĩ tại viện Y học cổ truyền TW, viện 108, 354, viện Thể thao Quốc gia,...sử dụng hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, hiệu quả cao mà không gây tác dụng phụ như các thuốc giảm đau Tây y.
Tham khảo: Bác sĩ tư vấn