Đau mỏi khớp gối là tình trạng mô sụn, xương, dây chằng và các mô bao quanh bị tổn thương dẫn đến hiện tượng viêm và đau nhức. Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, thừa cân – béo phì và lao động nặng trong thời gian dài.
Ngoài ra, đau mỏi khớp gối còn có thể xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh. Theo các bác sĩ, đây là hiện tượng phổ biến và gặp ở 80% sản phụ. Đau nhức đầu gối sau sinh thường có mức độ nhẹ và hầu hết có thể thuyên giảm sau khi chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, thương tổn ở khớp gối có thể chuyển biến theo chiều hướng xấu và dẫn đến vấn đề mãn tính.
Đau mỏi khớp gối là tình trạng mà hầu hết phụ nữ gặp phải trong thời kỳ hậu sản
Dưới đây là một số dấu hiệu đau mỏi khớp gối phụ nữ sau sinh thường gặp:
Mức độ đau khớp gối và các triệu chứng đi kèm còn phụ thuộc vào nguyên nhân và thể trạng của sản phụ. Đối với sản phụ có sức khỏe yếu hoặc sinh mổ, cơn đau thường có mức độ nghiêm trọng và tiến triển dai dẳng hơn.
>>> XEM THÊM: BỆNH XƯƠNG KHỚP Ở PHỤ NỮ SAU SINH
Có khá nhiều nguyên nhân gây đau nhức khớp gối ở phụ nữ sau sinh. Trong đó nguyên nhân sinh lý chiếm hơn 90% và chỉ có khoảng 10% xảy ra do nguyên nhân bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
1, Do tăng cân đột ngột trong quá trình mang thai
Tăng cân đột ngột trong quá trình mang thai có thể gây đau mỏi sau sinh
Mẹ bầu có xu hướng tăng cân nhanh từ tháng thứ 4 thai kỳ. Tình trạng tăng cân đột ngột có thể gây áp lực lên đốt sống thắt lưng, xương chậu và khớp gối dẫn đến hiện tượng đau nhức, ê mỏi và sưng viêm. Hiện tượng đau khớp gối thường kéo dài từ giai đoạn mang thai đến giai đoạn sau khi sinh.
Ngoài ra, tình trạng sản phụ khi nhức mỏi đầu gối cũng có thể là hệ quả do quá trình sinh nở. Quá trình này đòi hỏi phụ nữ phải dùng sức nhiều khiến các khớp xương ở thắt lưng và chi dưới chịu áp lực lớn, bị tổn thương và đau nhức.
2, Thiết hụt canxi và vitamin D
Vitamin D và canxi là các thành phần cần thiết đối với hệ thống xương khớp. Tuy nhiên trong thời gian mang thai, lượng khoáng chất được cơ thể mẹ hấp thu chỉ đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của thai nhi. Vì vậy sau khi sinh, phụ nữ thường gặp phải tình trạng thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng.
Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành mô xương. Thành phần này giúp tăng tái hấp thu canxi ở thận, ruột và vận chuyển các chất vô cơ (canxi, phosphate). Ngoài ra, vitamin D còn thúc đẩy quá trình tổng hợp osteo calci, phosphatase kiềm và collagen.
Thiếu hụt canxi và vitamin D khiến sản phụ có nguy cơ loãng xương, xương khớp suy yếu, kém vững chắc và dễ phát sinh cơn đau – đặc biệt là những khớp chịu áp lực lớn từ cơ thể như khớp gối và khớp háng.
3, Tiền sử chấn thương khớp
Thống kê cho thấy, sản phụ có tiền sử chấn thương ở khớp gối có nguy cơ bị đau nhức và tê cứng khớp trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh. Sự thay đổi đột ngột của hormone, tâm lý và cân nặng chính là yếu tố khởi phát cơn đau ở vị trí khớp bị chấn thương.
4, Đau mỏi đầu gối do triệu chứng của các bênh xương khớp khác
Ngoài những nguyên nhân thông thường, đau khớp gối sau khi sinh còn có thể là dấu hiệu của các bệnh xương khớp như:
So với những nguyên nhân thông thường, đau mỏi gối khởi phát do các bệnh lý xương khớp có mức độ nghiêm trọng và tiến triển dai dẳng hơn.
Các giai đoạn của thoái hóa khớp
>>> XEM THÊM: CẦN BIẾT VỀ THOÁI HÓA KHỚP GỐI
Đau mỏi khớp gối sau khi sinh thường xảy ra do các nguyên nhân sinh lý. Vì vậy tình trạng này có thể thuyên giảm sau vài tháng khi cơ thể sản phụ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên thời gian phục hồi còn phụ thuộc vào thể trạng và chế độ chăm sóc của từng trường hợp.
Trong trường hợp xây dựng chế độ ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý, hiện tượng đau nhức khớp có thể thuyên giảm chỉ sau vài tuần đến vài tháng. Ngược lại nếu không bổ sung đủ lượng canxi, vitamin D bị thiếu hụt và sinh hoạt thiếu điều độ, tổn thương ở ổ khớp có thể tiến triển nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Đối với sản phụ bị đau khớp gối do các bệnh xương khớp mãn tính, cần tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Khác với nguyên nhân sinh lý, nguyên nhân bệnh lý không thể tự thuyên giảm và có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian.
1, Áp dụng các mẹo nhỏ sau
- Tắm nước ấm: Sản phụ nên tắm nước ấm từ 10 – 20 phút/ ngày để làm sạch cơ thể, thúc đẩy hoạt động tuần hoàn máu và giảm đau nhức ổ khớp. Ngoài ra nhiệt độ ấm từ nước tắm còn giúp giải tỏa căng thẳng, kích thích khớp tiết dịch nhờn và hạn chế tình trạng khô khớp.
- Xoa bóp: Sản phụ có thể sử dụng tinh dầu nguyên chất chiết xuất từ khuynh diệp, quýt,... xoa bóp đầu gối để giảm đau. Biện pháp này có khả năng tăng tuần hoàn máu, cải thiện hiện tượng viêm đỏ, đau nhức và cứng khớp.
Tinh dầu quýt tự nhiên nguyên chất Hapaku
>>> XEM THÊM: TINH DẦU QUÝT TỰ NHIÊN NGUYÊN CHẤT HAPAKU
- Nghỉ ngơi: Đi lại nhiều và vận động quá mức trong giai đoạn sau sinh có thể khiến khớp gối bị kích thích và tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, sản phụ nên dành thời gian nghỉ ngơi để phục hồi thể trạng, ổn định ổ khớp và hạn chế cơn đau phát sinh.
2, Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Thiếu hụt canxi, vitamin D và thể trạng suy nhược là những nguyên nhân thường gặp gây đau mỏi khớp gối, mệt mỏi và suy nhược ở phụ nữ sau khi sinh. Chính vì vậy, cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để phục hồi các mô xương hư tổn và cải thiện sức khỏe. Hơn nữa, ăn uống lành mạnh còn giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào và giàu dinh dưỡng để nuôi dưỡng bé.
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp phục hồi thể trạng và giảm đau khớp gối sau sinh
Chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện tình trạng đau mỏi khớp gối sau khi sinh:
3, Xây dựng lối sống lành mạnh
Bên cạnh việc bổ sung vitamin D, canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết, sản phụ nên xây dựng lối sống lành mạnh nhằm phục hồi thể trạng, cải thiện hệ thống xương khớp, kiểm soát cơn đau mỏi và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe thường gặp ở giai đoạn sau sinh.
Lối sống lành mạnh giúp kiểm soát đau đầu gối sau sinh:
4, Chườm nóng thảo dược giảm đau mỏi
Chườm nóng thảo dược là một trong những biện pháp dân gian rất được ưa chuộng hiện nay bởi hiệu quả giảm đau mỏi, đả thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu và an toàn với cả phụ nữ mang thai, cho con bú.
Nhằm giúp chị em phụ nữ sau sinh tiết kiệm thời gian, công sức chuẩn bị thảo dược để chườm nóng, HAPAKU đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm túi chườm nóng thảo dược với thành phần từ 100% thảo dược tự nhiên là những vị thuốc quý như ngải cứu, xuyên khung, bạch trật, gạo nếp, gừng, sả, nghệ,... Gặp nóng thảo dược tiết ra tinh dầu có tác dụng giảm đau mỏi, giữ ấm cơ thể, đả thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu,... Ngoài ra, mùi thơm tự nhiên từ thảo dược còn giúp thư giãn, xả stress, loại bỏ căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và phòng chống trầm cảm sau sinh.
Một số vị thuốc quý có trong túi chườm thảo dược HAPAKU
Với những ưu điểm nổi bật như:
Hiện nay túi chườm đã có mặt tại tại các bệnh viện và phòng khám lớn như Viện TDTT Việt Nam, Viện YHCT Tw… và các spa chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trên toàn quốc.
Feedback từ spa chăm sóc bà bầu sử dụng sản phẩm của HAPAKU
Đai chườm đầu gối thảo dược HAPAKU - giải pháp chấm dứt cơn đau mỏi gối cho phụ nữ sau sinh
>>> XEM THÊM: TÚI CHƯỜM KHỚP GỐI THAO DƯỢC LÀM NÓNG BẰNG ĐIỆN HAPAKU
5, Ngâm chân bằng muối thảo dược trước khi đi ngủ
Sản phụ có thể kết hợp sử dụng liệu pháp ngâm chân trước khi đi ngủ bằng muối thảo dược có nguyên liệu từ 100% muối hồng Himalaya với 84 khoáng chất giúp cho cơ thể đào thải độc tố, lưu thông máu và khí huyết cơ thể, kích thích chức năng bài tiết gan thận, điều hoà huyết áp, chữa bệnh khớp, đặc biệt là đau mỏi khớp gối ở phụ nữ sau sinh,...
Muối thảo dược HAPAKU
Hãy kiên trì kết hợp giữa thay đổi lối sống lành mạnh, xây dựng chế độ ăn uống khoa học với các mẹo chữa tại nhà có thể kiểm soát đau nhức khớp gối chỉ trong một thời gian ngắn. Hơn nữa các biện pháp này còn giúp sản phụ giảm nguy cơ loãng xương và rút ngắn thời gian phục hồi thể trạng,...
-------------------
Xem thêm những chia sẻ hữu ích về sức khỏe TẠI ĐÂY
Mua ngay các sản phẩm của Hapaku TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0901576969 / 0866871715 để được tư vấn thêm về sản phẩm.