Nguyên nhân gây tê bì chân tay là gì?
Tê bì chân tay do sinh lý:
Tê bì chân tay do bệnh lý:
Các biểu hiện dễ nhận biết của chứng tê bì chân tay
Những ai có nguy cơ mắc bệnh tê bì chân tay? Liệu có phải là bạn?
Khi nói đến các bệnh xương khớp, đau nhức cơ thể, người ta liền nghĩ ngay đến những người cao tuổi. Tuy nhiên, người trẻ cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Đặc biệt là những người ngồi nhiều, đặc thù công việc lười vận động như thợ may, tài xế, nhân viên văn phòng…
Bên cạnh đó những người phải làm việc nặng nhọc, lao động chất tay vất vả cũng có thể mắc bệnh bất cứ khi nào.
Hậu quả nghiêm trọng của chứng tê bì chân tay
Nếu triệu chứng tê bì chân tay kéo dài, thường xuyên xảy ra và tiến triển nặng hơn thì khả năng cao sẽ dẫn đến hiện tượng teo cơ, dẫn tới liệt. Đây cũng có thể là triệu chứng của biến chứng thần kinh ngoại vi thường gặp ở bệnh đái tháo đường. Khi tổn thương thần kinh ngoại vi nặng do đái tháo đường, bệnh nhân có thể bị teo cơ, liệt nhẹ. Do cảm giác ở bàn chân giảm, mức độ sừng hoá ở da tăng lên; có thể xuất hiện các ổ loét da giữa các vùng sừng hoá mà người bệnh không biết.
Các phương pháp điều trị tình trạng bệnh tê bì chân tay
Y học hiện đại
Muốn điều trị bệnh được hiệu quả, trước hết chúng ta cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Với những trường hợp tê tay chân do thiếu vitamin thì bạn chỉ cần bổ sung vitamin phù hợp. Còn với những trường hợp bệnh nhân bị tê bì do rối loạn chuyển hóa lipid máu, để điều trị ta sẽ phải kiểm soát lipid máu ở ngưỡng an toàn. Và với bệnh nhân bị thoái hóa khớp, viêm khớp hay thoát vị, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng.
Phương pháp đông y
Theo đông y, nếu kết hợp liệu pháp chườm nóng cùng các tinh chất thảo dược tự nhiên sẽ có tác động trực tiếp vào các huyệt trên cơ thể, giúp đả thông khí huyết, nhanh chóng xoa dịu các cơn đau mỏi.
Ngày nay, phương pháp chườm thảo dược để hỗ trợ và điều trị bệnh đang dần được khôi phục lại, với cách sử dụng đơn giản, tiện lợi hơn. Vì những hậu quả nặng nề mà chứng bệnh tê bì chân tay mang lại, chúng ta nên cẩn thận phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe, thư giãn các vùng cơ, xương khớp bằng các liệu pháp đông y tự nhiên, đặc biệt là liệu pháp chườm nóng kết hợp với thảo dược mang lại hiệu quả cao.
Nguồn: Sức khỏe & Đời sống