Thoái hóa khớp là tình trạng bệnh khó tránh khỏi ở người lớn tuổi, nhưng không phải ai cũng mắc bệnh ở tuổi già. Điều này cho thấy, bệnh không phải là quá trình tất yếu của tuổi già, mà hàm ý rằng, phòng bệnh đóng vai trò rất quan trọng vì có thể ngăn ngừa và hạn chế các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp, làm quá trình này xảy ra chậm hơn, muộn hơn và nhẹ hơn. Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp có thể tập trung vào việc giảm các yếu tố nguy cơ như:
1. Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng, tránh dư cân béo phì.
2. Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày như động tác gập gối, ngồi xổm, leo trèo, đứng nhiều, lắc tay, bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động để giảm các lực tì đè bất hợp lý lên sụn khớp.
3. Cố gắng tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động. Khi có tuổi, cần duy trì chế độ thể dục đều đặn, vừa sức, tốt nhất là đạp xe, đi bộ, bơi lội và tập dưỡng sinh,...
4. Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng.
5. Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại khớp và cột sống,...
6. Bảo đảm chế độ dinh dưỡng, đầy đủ, cân đối. Đặc biệt là bổ sung canxi, vitamin D, vitamin C,...vào khẩu phần ăn hàng ngày của người có tuổi.
7. Sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần như canxi, vitamin D, MK7, chondroitin sulfat,… giúp tăng tái tạo xương, tái tạo mô sụn.
8. Chườm nóng với các loại thảo dược như: ngải cứu, gừng, gạo huyết rồng,...để làm máu lưu thông tốt hơn, giảm căng cứng cơ, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.