Phần lớn chúng ta thường có thói quen ngồi bắt chéo chân một cách tự nhiên. Theo các phân tích về ngôn ngữ cơ thể, đây là một tư thế ngồi thể hiện sự thanh lịch, gợi cảm, tin tin và thoải mái. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng thường xuyên ngồi bắt chéo chân có thể gây một số ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với sức khỏe và cơ thể của chúng ta. Dưới đây là một số thông tin bổ ích bao gồm cả lợi ích và tác hại mà bạn nên biết.
Ngồi bắt chéo chân là tư thế phổ biến ở cả đàn ông và phụ nữ
1, Tăng huyết áp tạm thời
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngồi bắt chéo chân sẽ làm tăng huyết áp của bạn nhưng chỉ trong chốc lát. Tư thế ngồi này không thể dẫn đến huyết áp cao.
Lý do được đưa ra một là do việc đặt đùi này lên trên đùi kia làm tăng lượng máu đẩy đi từ tim, khiến huyết áp tăng. Cách lý giải khác là huyết áp tăng vì các cơ chân vận động mà không cần sự di chuyển của các khớp xương, làm tăng lực cản đối với lượng máu đi qua các mạch máu.
Những người có nguy cơ bị tụ máu được khuyên không nên ngồi bắt chéo chân lâu, việc này cản trở lưu thông máu có thể tăng nguy cơ huyết khối hình thành sâu trong mạch.
2, Thoái hóa khớp
Bệnh viêm khớp thoái hóa thường gặp ở những người tuổi từ 40 đến 60 tuổi. Nguyên nhân là do lớn tuổi, tiền sử chấn thương khớp, bệnh sụn khớp bẩm sinh, khớp bị áp lực thường xuyên do nghề nghiệp hoặc do thể dục thể thao.
Ngoài ra, ngồi bắt chéo chân, xương bánh chè sẽ cọ xát với các xương khác, gây đau vùng trước khớp gối. Đối với những người đã bị đau khớp gối, ngồi bắt chéo chân sẽ khiến cho các sụn thoái hóa bị đè và xoắn, làm bệnh nặng thêm. Do vậy, chúng ta cần thay đổi thói quen ngồi bắt chéo chân ngay từ bây giờ, càng sớm càng tốt.
Ngồi vắt chéo chân khiến các sụn bị đè và xoắn làm đau khớp gối, bệnh thoái hóa sẽ nặng hơn.
>>>XEM THÊM: ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP
3, Đau lưng và đau cổ
Phần hông hơi xoắn lại khiến khung chậu mất thăng bằng, từ đó gây áp lực lên cột sống và dẫn đến các cơn đau. Ngồi bắt chéo chân liên tục hàng ngày, hàng tuần là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đau lưng, cổ và thoát vị đĩa đệm.
Tư thế này ngăn cản bạn ngồi thẳng người lên. Thay vào đó, nó buộc sống lưng phải duy trì một điểm cong nhất định. Qua thời gian dài, điều này có thể gây căng thẳng và biến dạng cột sống.
4, Suy tĩnh mạch
Nhiều chuyên gia nhận định hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện bị gây ra bởi gen, ánh nắng và đứng quá lâu. Tuy nhiên, số khác lại cho rằng ngồi bắt chéo chân cũng có thể là một nguyên nhân.
Bình thường những van nhỏ trong mạch máu giúp ngăn cản máu bị chảy sai hướng, nhưng nếu các van này bị yếu đi, máu có thể tụ lại, tạo nên các tĩnh mạch lớn được gọi là tĩnh mạch bị giãn.
Việc bị giãn tĩnh mạch có thể bị ảnh hưởng do ngồi bắt chéo chân, vì ở tư thế này lâu làm tăng sức cản máu về tim, gây giãn tĩnh mạch.
Ngồi bắt chéo chân làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch chịu trách nhiệm bơm máu về tim. Áp lực này làm cản trở sự lưu thông máu và có thể làm yếu đi hoặc tổn thương các tĩnh mạch ở chân, khiến máu bị rò rỉ gây nên hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện cùng các vấn đề sức khỏe khác.
"Tĩnh mạch mạng nhện" là những mạch máu nhỏ li ti dài khoảng vài mi-li-met hoặc vài cen-ti-met được nhìn thấy như hình mạng nhện ngay dưới bề mặt da trông sẽ mất thẩm mỹ. Nếu không muốn điều đó, mọi người đặc biệt là phụ nữ hãy từ bỏ thói quen không tốt này.
Hình minh họa người bị giãn tĩnh mạch chân
>>> XEM THÊM: CĂN BỆNH NGUY HIỂM TẤN CÔNG 82% NGƯỜI GIÀ VÀ 60% NGƯỜI TRẺ - BẠN ĐÃ BIẾT ĐỂ TRÁNH
5, Tổn thương thần kinh
Dây thần kinh hông là dây hỗn hợp lớn nhất của cơ thể. Mọi áp lực gây ra bởi tư thế ngồi bắt chéo chân đều có thể khiến dây thần kinh hông bị tê, thói quen này kéo dài lâu dần có thể dẫn đến tổn thương.
6, Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản
Nam giới ngồi vắt chéo chân gây ảnh hưởng xấu đến sự hình thành tinh binh
Đối với nam giới, khi ngồi bắt chéo chân làm cho nhiệt độ bên trong chân và xung quanh bộ phận sinh dục tăng cao, ảnh hưởng tới sự hình thành của tinh binh.
Ngồi bắt chéo chân là một thói quen không tốt, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người và là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh tật. Tư thế tốt nhất khi ngồi là đặt 2 chân lên sàn nhà để cân bằng trọng lượng cơ thể.
Khi muốn thay đổi tư thế, thay vì vắt chéo chân, chỉ cần dịch cả hai chân sang một bên hoặc nhẹ nhàng bắt chéo chân ở mắt cá.
Theo các bác sĩ và chuyên gia, nếu bắt buộc phải bắt chéo chân khi mặc váy, phụ nữ nên làm điều này ở vị trí mắt cá chứ không phải đầu gối. Tư thế này cắt giảm đáng kể nguy cơ gây hại về sức khỏe mà họ gặp phải. Ngoài ra, bất cứ một tư thế ngồi nào nếu nó được duy trì quá lâu cũng sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Đôi chân thỉnh thoảng cần được di chuyển qua lại để máu dễ dàng lưu thông hơn.
>>>XEM THÊM: ĐAU THẮT LƯNG Ở NAM GIỚI - HIỂM HỌA SỨC KHỎE KHÔN LƯỜNG!
Bài viết tham khảo nguồn: yersinclinic.com