LÀM SAO ĐỂ HẾT TÊ LẠNH BÀN CHÂN?

Tháng 12 12, 2017 0 Quan điểm của bạn đọc

HIỆN TƯỢNG
Những người lạnh chân thường cũng hay lạnh bụng, tiêu hoá kém, nếu nặng thì bị mất cân bằng âm dương gây nên trên thì nhiệt mà dưới thì hàn, có cảm giác nóng trong mà ăn đồ lạnh mát thì lại làm lạnh bụng nên dễ bị đi ngoài, hay bị nhiệt miệng.
Huyết áp không bình thường, thường là thấp.
Với nữ, đến kỳ kinh sẽ bị đau bụng dữ dội hơn người bình thường. Với nam sinh lý bất ổn. Nói chung sức khỏe kém.

NGUYÊN NHÂN
Hiện tượng lạnh chân thường là biểu hiện của khí huyết kém (suy) hoặc thận dương kém (suy)
Khi trời lạnh, khí huyết không đủ thì phải rút về lục phủ ngũ tạng là nơi quan trọng hơn trong cơ thể để bảo vệ cơ thể nên những phần xa trung tâm như tay chân sẽ lạnh. Hiện tượng này cũng xảy ra khi bị ốm sốt. Khi ốm sốt cao kéo dài, nếu chân vẫn ấm thì chưa có gì nguy hiểm nhưng nếu người phía trên sốt cao phía dưới chân lạnh toát là đã sang giai đoạn nguy hiểm cần phải có biện pháp can thiệp hoặc đưa đi bệnh viện.
Thận chủ về khí, giống như là nơi giữ sinh khí, năng lượng hay nhiệt trong cơ thể. Thận kém thì năng lượng nhiệt kém. Thận yếu, thận bị lạnh, thận dương suy dẫn đến tì vị hay bị lạnh, không có đủ nhiệt lượng để tiêu hoá thức ăn nên lại càng không sản sinh được năng lượng. Hễ ăn thứ lạnh vào là bị thải ra hoặc không tiêu hoá được, tiêu hoá không hết.

Thế nên thận lạnh hay thận kém là nguyên nhân của rất nhiều bệnh. Thận kém, thận suy thì thận rất dễ bị lạnh mà thận bị lạnh thì thận sẽ suy. Lạnh luôn tìm thận để xâm nhập. Thận sợ nhất là lạnh nên mùa đông phải dưỡng thận. Chỉ cần làm thận khỏe, ấm trở lại thì nhiều bệnh sẽ rút.
Ngày nay thì lại quá nhiều các điều kiện để thận bị tổn thương, suy yếu. Ăn quá nhiều thịt đỏ, đồ chiên rán, lò vi sóng, chất kích thích, gia vị, hóa chất khiến thận khí bị suy, ham dục quá độ, rồi ăn mặc phong phanh, sử dụng điều hòa quá nhiều là nguyên nhân hàn khí xâm nhập cơ thể.

TIÊU CHÍ ĂN UỐNG

Có 2 tiêu chí, một là không làm ly tán năng lượng mà phải gom năng lượng, hai là không làm mất cân bằng - trên nóng dưới lạnh.
Những thức ăn nào làm ly tán năng lượng (chiều hướng âm - ly tâm)? Ly tán năng lượng thì lại có nhiều kiểu từ tinh tế khó nhận biết cho đến dễ nhận biết. Loại dễ nhận biết là nóng như rượu, ớt (ly tán bốc lên) và loại hàn lạnh gây ỉa chảy, lạnh bụng như dưa hấu, nhân sâm, mồng tơi, hải sản. Loại khó nhận biết là các dạng sóng từ làm phân rã năng lượng của thức ăn.
Hạn chế những chất kích thích như rượu và những thức ăn có nhiều gia vị nóng như ớt, tiêu gừng mà không biết cách chế biến. Các loại này các bạn tưởng làm giúp ấm người nhưng đó là hiện tượng lôi năng lượng (dương lực) của chính bạn ra bên ngoài chứ bản thân các chất đó (rượu, ớt) không có năng lượng. Thường sau khi nóng sẽ là lạnh hoặc nóng trên mà lạnh dưới khi ăn các thức cay nóng này.
Hạn chế các loại hoa quả gây lạnh bụng như dưa hấu, dưa chuột, các loại rau hàn lạnh như mồng tơi, rong biển, nhân sâm cần biết cách chế biến, hạn chế ăn các đồ để trong tủ lạnh.
Hạn chế ăn các đồ đã qua chế biến nhiều khâu khiến năng lượng bị ly tán nhiều như bún.
Những thức ăn nấu bằng lò vi sóng, bếp từ, chiên rán, nướng. Dù không biết âm dương thì các bạn cũng có thể hình dung tính nhanh & mạnh của các cách chế biến này đã truyền cho thức ăn tính ly tâm mạnh. Những thức ăn này thường gây nóng trong.
Vậy phải ăn thức ăn như nào? Đây là câu hỏi khó. Loại thức ăn nhiều năng lượng, ấm nóng mà lại không bốc lên giúp cơ thể tăng năng lượng và ấm lên. Loại thức ăn mát mà lại không kéo xuống giúp mát cơ thể. Trong tự nhiên thì không có loại thức ăn nào sẵn như vậy mà phải dùng lý thuyết âm dương để chế biến. Ăn ớt, ăn gừng không nóng đầu, không gây nhiệt mà lại ấm chân, ấm bụng. VD bài canh gà nấu sâm, rong biển kho tiêu ớt...

CÁC BÀI DƯỠNG SINH BÊN NGOÀI

Bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt đạo. Có một câu chuyện nói rằng một bức thư cổ của một người thọ trên 100 tuổi có nói bí quyết để có sức khỏe tốt là luôn giữ bàn chân được ấm. Bạn có thể ngâm chân nước nóng có pha dược liệu.

Ngâm chân thì chỉ cần cho muối và gừng vào nước nóng và ngâm chân ngập qua mắt cá là được. Ngâm thường xuyên sẽ có hiệu quả tốt, cho càng nhiều gừng càng tốt. Nếu tốt hơn thì dùng thêm các loại dược liệu chuyên cho ngâm chân như quế, lá lốt, hương nhu, bạc hà… Loại bột này mình cũng có bán. Loại bột này nhiều công dụng và cực thơm, dùng rất thích.

Dùng túi chườm thảo dược cũng là một cách, bởi thành phần túi chườm hoàn toàn là thảo dược tự nhiên gồm gừng, ngải cứu, hồi, sả, chanh, quế,.. giúp tác động trực tiếp vào các huyệt đạo dưới gan bàn chân, giữ ấm, giúp khí huyết lưu thông, từ đó mà chân tay bớt tê lạnh.

Thường xuyên ấn matxa, kích thích các huyết dưới bàn chân. Nói chung cứ ấn chỗ nào được thì ấn, giữa lòng bàn chân, 2 mé bàn chân, các kẽ ngón chân, quang cổ ngón chân cái, huyệt dũng tuyền, huyệt tam âm giao, huyệt túc tam lý và dọc ống chân.

Tham khảo: Bí mật thực dưỡng