“Hậu Covid” và chứng đau mỏi cơ

Tháng 2 17, 2022 0 Quan điểm của bạn đọc

“Hậu Covid” là gì?

Mặc dù hầu hết những người mắc COVID-19 trở nên khỏe hơn chỉ trong vòng vài tuần kể từ khi nhiễm bệnh, nhưng một vài người lại gặp phải các tình trạng hậu COVID. Bệnh sau khi mắc COVID là một loạt các vấn đề về sức khỏe mới, đang tái phát hoặc đang diễn ra mà mọi người có thể gặp phải  trong khoảng bốn tuần trở lên sau lần đầu tiên bị lây nhiễm. Thậm chí những người không có các triệu chứng COVID-19 trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi bị lây nhiễm có thể có các bệnh sau khi mắc COVID. 

WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 còn kéo dài

Tính đến ngày 2021 tháng 7, hội chứng "COVID kéo dài," còn gọi là di chứng hậu COVID có thể được coi là một dạng khuyết tật theo Đạo luật về người khuyết tật Hoa Kỳ (ADA).

Các rối loạn chức năng sau khi mắc COVID xảy ra do tác động của virus corona đến tất cả các tế bào của các hệ cơ quan trong cơ thể, bao gồm:

  • Khó thở hoặc hụt hơi
  • Mệt mỏi hay chóng mặt
  • Các triệu chứng sẽ trầm trọng hơn sau các hoạt động thể chất hoặc tinh thần (hay còn gọi là tình trạng khó chịu sau khi gắng sức)
  • Khó suy nghĩ hay tập trung (đôi khi còn được gọi là "sương mù não")
  • Ho
  • Đau ngực hoặc dạ dày
  • Đau đầu
  • Tim đập nhanh hoặc đập thình thịch (còn được gọi là trống ngực)
  • Đau cơ hay khớp
  • Cảm giác tê râm ran
  • Tiêu chảy
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ
  • Sốt
  • Chóng mặt khi đứng dậy (choáng váng)
  • Phát ban
  • Thay đổi tâm trạng
  • Thay đổi về vị giác và khứu giác
  • Thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt.

Tình trạng đau mỏi cơ sau Covid?

Tình trạng đau mỏi cơ kéo dài chiếm khoảng 20-30% triệu chứng dai dẳng hậu Covid, có thể kéo dài hơn so với các trường hợp nhiễm virus khác, đáp ứng kém với thuốc giảm đau thông thường. Nguyên nhân và cơ chế của tình trạng có thể được giải thích theo các giải thuyết sau:

- Thứ nhất, mô cơ bị tổn thương do sự tấn công trực tiếp của virus. 

- Thứ hai thông qua phản ứng viêm dẫn đến tình trạng tăng nồng độ lactate máu, giảm pH nội bào và lượng oxy thấp gây đau mỏi cơ giống như mỏi cơ sau khi vận động quá sức. Hiện tượng tăng đông, viêm mạch máu trong và xung quanh dây thần kinh, cơ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu đến nuôi dưỡng cơ. 

- Thứ ba, do tác dụng phụ của thuốc điều trị. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị Covid-19 có thể gây ra tác dụng phụ đau cơ, ví dụ như các thuốc kháng virus (ribavirin), corticosteroid...

6 tư thế vàng giúp dân văn phòng ngồi máy tính cả ngày mà không bị mỏi

Chứng đau mỏi cơ "hậu Covid"

Điều trị chứng đau mỏi cơ như thế nào?

- Khám và tư vấn của các bác sỹ, chuyên gia về vật lý trị liệu để có một phương pháp phục hồi toàn diện một cách tổng thể và hiệu quả. Bao gồm:

+ Tư vấn về dinh dưỡng: Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ để phục hồi tốt nhất sau COVID-19. Bổ sung đủ nước, chất xơ protein/tinh bột và vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương. Chế độ ăn uống bắt đầu bằng nhiều bữa ăn nhỏ, có đủ rau xanh, trái cây, protein/tinh bột. Nhớ uống nước đầy đủ, có thể dung nước lọc kết hợp nước trái cây để có đủ vitamin.

+ Trị liệu phục hồi chức năng: Bao gồm các phương pháp vật lý trị liệu, masage tác động chuyên sâu của chuyên viên trị liệu. Kết hợp với các bài tập làm tăng sức bền và dẻo dai của khối cơ, tăng cường độ theo lộ trình giúp người bệnh nhanh chóng trở lại được với công việc và chế độ sinh hoạt một cách bình thường.

- Các phương pháp tập luyện và chăm sóc tại nhà:

Đai chườm thảo dược HAPAKU là sản phẩm tích hợp cả tác dụng chườm ấm và tác dụng của các loại thuốc Nam quý của Việt Nam.

Hapaku là đai chườm thảo dược làm nóng bằng điện đầu tiên tại Việt Nam

Hapaku là thương hiệu Đai chườm làm nóng bằng điện đầu tiên tại Việt Nam

Liệu pháp chườm ấm với nguyên lý nhiệt nóng ẩm khuyếch tác cùng tinh dầu có tác dụng: giúp tuần hoàn được lưu thông, tăng cường trao đổi khí, cung cấp oxy cho mô đồng thời đẩy nhanh quá trình đào thải lactate dư thừa và các chất trung gian chuyển hóa, gốc tự do từ đó giảm tình trạng đau, mỏi cơ.

Ngoài ra sự kết hợp của nhiều vị thuốc Nam trong túi chườm có tác dụng giảm đau – chống viêm, kháng khuẩn, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ an thần, từ đó có tác dụng điều chỉnh các rối loạn chức năng của nhiều hệ cơ quan không chỉ hệ cơ xương khớp.

Công dụng cụ thể của các loại thảo dược có trong Đai chườm thảo dược HAPAKU:

Thành phần thảo dược được chọn lọc kỹ càng

Thành phần thảo dược của Đai chườm Hapaku

- Bạch chỉ hay còn gọi là bách chiểu, chỉ hương hay đỗ nhược… có vị cay tính ấm, quy kinh phế, vị. Vị thuốc này có tác dụng tán hàn, giải biểu, giảm đau, trừ phong thấp, giải độc. Đây là vị thuốc có công dụng tốt trong giảm đau, kháng khuẩn. Đặc biệt vị thuốc này thường được sử dụng trong điều trị đau đầu đặc biệt do cảm cúm.

- Xuyên khung:

Tác dụng với hệ thần kinh trung ương: Xuyên khung có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh trung ương, giảm 

Tác dụng với tuần hoàn: Tinh dầu của Xuyên khung có tác dụng giãn mạch máu ngoại vi, tăng lưu thông máu ở mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu oxy ở tim. Liều cao có thể làm hạ huyết áp, tê liệt cơ tim.

Đối với mạch máu não: làm tăng lưu lượng máu não, giảm phù não. Nhờ vậy, nó có tác dụng phòng thiếu máu não và chứng nửa đầu đau.

Đối với tiểu cầu: ức chế kết tập tiểu cầu và sự hình thành cục máu đông.

Đối với hệ sinh dục và cơ quan sinh sản: điều hòa kinh nguyệt.

Tác dụng kháng khuẩn: ức chế nhiều vi khuẩn gây bệnh như Shigella, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella thương hàn và phẩy khuẩn tả.

Tác dụng an thần: Xuyên khung tăng tác dụng gây ngủ của một số loại thuốc.

- Thiên niên kiện: Thiên niên kiện là cây thuốc quý, có tác dụng trị phong thấp tê đau, trị nhức mỏi gân, đau dạ dày, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ tăng thể trạng cho người già yếu suy giảm sức đề kháng.

Ngoài ra ngải cứu, gừng, nghệ, quế, hồi cũng là những loại thảo dược rất thân thuộc với người Việt trong việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày do đặc tính ấm,hàm lượng tinh dầu cao. Giúp giảm đau cơ khớp, kích thích hệ tiêu hóa, tăng chuyển hóa, bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại. Tinh dầu tràm còn được sử dụng để xông hơi, tăng khả năng chống khuẩn và sức đề kháng của hệ hô hấp.

Nguồn: Dr. Nguyễn Thị Dung