Vào mùa đông, tay chân lạnh là triệu chứng khá phổ biến. Bởi vậy, nhiều người lầm tưởng hiện tượng tay chân lạnh vào mùa đông là bình thường, tuy nhiên hiện tượng này còn ẩn chứa nhiều hiểm họa của các bệnh lý khác… Bệnh tay chân lạnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở phụ nữ và người cao tuổi là chủ yếu.
Tay chân lạnh là tình trạng bệnh nhân luôn cảm thấy tay, chân lạnh buốt, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết. Cần lưu ý rằng, tay chân lạnh cũng là một trong những biểu hiện của một số bệnh:
Nếu tứ chi thường xuyên trong tình trạng lạnh run, tóc rụng nhiều đi cùng với chứng hay quên bạn hãy nghĩ đến khả năng bị suy giảm hoạt động tuyến giáp.
Chân tay lạnh, các đầu ngón tay chân tê buốt như bị kim châm? Đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu vitamin B.
Trường hợp dù trời nóng bức, chân tay vẫn lạnh đó là biểu hiện của tình trạng thiếu máu.
Nếu chân tay lạnh và các đầu ngón có màu trắng nhợt nhạt có thể bạn đã bị viêm tĩnh mạch hoặc tắc nghẽn mạch máu.
Hệ tuần hoàn trong cơ thể bị “trục trặc”: Khả năng hoạt động của tim cũng giảm đi đáng kể. Quá trình lưu thông máu trong cơ thể không được duy trì ổn định. Lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ
Ngoài ra, những người mắc bệnh thiếu máu cũng mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Biểu hiện rõ nhất là gan bàn chân, tay luôn ở trong trạng thái lạnh ngắt cho dù là trời nóng hay lạnh.
Khí huyết không lưu thông: Nhiệt độ ngoài trời hạ thấp làm các thành mạch co lại. Khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch. Khả năng hoạt động của gan và thận cũng bị ảnh hưởng. Lượng máu lưu thông không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Chân tay sẽ lạnh và luôn có màu nhợt nhạt.
Sự thay đổi các hoocmôn, đặc biệt là các hoocmôn sinh sản: Chính vì vậy mà nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới. Cơ thể nữ giới vào kỳ kinh nguyệt bị mất một lượng máu khá lớn khiến nhiệt độ cơ thể có thể giảm đi đôi chút.
Các yếu tố bệnh tật: Những người có tiền sử mắc các bệnh như: tim mạch, viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu thường bị chân tay lạnh. Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể làm chứng bệnh này thêm nặng.
Chứng chân tay lạnh thường gặp ở phụ nữ, những người cao tuổi, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, sức đề kháng yếu. Ngoài ra, những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, suy tuyến giáp... cũng thường có biểu hiện chân tay lạnh.
Triệu chứng thứ nhất: Thường là chân tay lạnh ngắt, có thể là mắc chứng bệnh "Chân tay lạnh", trong số những người xuất hiện triệu chứng chân tay lạnh, thì phần lớn là chị em phụ nữ. Đây là do kinh nguyệt và sinh nở đã khiến cho hoóc môn bị thay đổi, ảnh hưởng nhất định đến hệ thống thần kinh tự chủ, mà sức nhạy cảm của hệ thống thần kinh tự chủ này đã làm cho mạch máu dưới da co lại, làm cho cho lượng tuần hoàn của máu giảm xuống, khiến cho chân tay lạnh.
Ngoài ra, những người chịu sức ép tinh thần quá lớn, quá nhạy cảm, bình thường lo toan nhiều việc, tinh thần không ổn định cũng là những người chân tay hay lạnh ngắt. Nếu xuất hiện triệu chứng này thì trước hết phải làm thế nào cho tinh thần được thoải mái, sau đó uống thuốc điều trị.
Triệu chứng thứ hai: Do bị viêm động mạch lớn, thường là bị viêm ở nhiều động mạch lớn và vừa, như động mạch chủ ở bụng, động mạch chủ đầu, động mạch chủ chân tay, nếu như bị viêm động mạch chân, thì dẫn đến chân bị lạnh.
Triệu chứng thứ ba: Đây là căn bệnh Raynaud. Triệu chứng nổi bật nhất là các ngón chân và ngón tay sau khi bị lạnh sẽ trắng nhợt, lạnh ngắt, rồi bị tím, bị đỏ, cuối cùng lại có thể hồi phục bình thường. Nguyên nhân là do động mạch ở các đầu ngón chân và ngón tay bị co thắt mạnh.
Triệu chứng thứ tư: Tai biến mạch máu. Căn bệnh này thường phát sinh ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Triệu chứng lúc đầu là bắp chân và da bàn chân lạnh, da trắng nhợt hoặc tím bầm, khi đi cảm thấy đau, nhức, sau khi nghỉ một lúc thì đỡ. Khi căn bệnh nặng hơn, thì da bên chân hoặc bên tay bị tai biến khô ráp, teo cơ bắp, đau nhức hơn, về đêm càng đau nhức.
Khi thấy có những triệu chứng trên thì phải coi trọng, đồng thời đến bệnh viện khám chữa bệnh.
Dùng ngay biện pháp chườm nóng với tinh chất thảo dược bởi tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có các vùng đại diện ở hai bàn chân. Nếu máu kéo lưu thông tại đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của các cơ quan trong cơ thể con người, do đó chăm sóc bàn chân tốt sẽ giúp các bộ phận trong cơ thể được khoẻ mạnh.