Cảnh báo nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ

Tháng 8 16, 2018 0 Quan điểm của bạn đọc

Thoái hóa cột sống là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi khi tuổi tác tăng dần. Bệnh tiến triển âm thầm và thường gặp ở nhóm trung niên từ 40 đến 50 tuổi.

Theo các chuyên gia, thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa đáng báo động. Bệnh thường gặp ở đối tượng nhân viên văn phòng do thói quen làm việc không khoa học, ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ đa phần từ thói quen tưởng vô hại

Những thói quen tưởng chừng vô hại ở giới trẻ, nhưng lại là yếu tố góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ như làm văn phòng phải ngồi trước máy tính trong nhiều giờ liền, cúi gập cổ hoặc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, ít có cơ hội vận động….Trong lúc ngồi, đa số có thói quen tựa về phía trước hoặc ngồi không thẳng lưng.
Theo thời gian, thói quen này gia tăng căng thẳng lên các nhóm cơ, đĩa điệm ở cổ và lưng, gây ra các vi chấn trên cột sống, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa.
Cụ thể, người bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ có các triệu chứng như đau cổ, cứng cổ, khó khăn trong các hoạt động xoay cổ. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, cơn đau có thể lan đến đỉnh đầu, một hay 2 bên vai và tay, dẫn đến tê hoặc mất cảm giác ngón tay.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm như yếu tứ chi, rối loạn dây thần kinh thực vật (đại tiểu tiện không tự chủ), thậm chí gây bại liệt. Nhiều bạn trẻ vẫn còn khá lơ là đến việc chăm sóc sức khỏe cột sống cổ. Đến khi các cơn đau xuất hiện liên tục không thể chịu nổi, người bệnh mới bắt đầu lo lắng tìm gặp bác sĩ.

Trị thoái hóa đốt sống cổ cho người trẻ bắt đầu từ đâu

Ở giai đoạn khởi phát, thoái hóa đốt sống cổ đau tập trung tại một điểm, chủ yếu là đau cột sống cổ từ đau thường xuyên tới đau ê ẩm sau khi ngủ dậy. Tới khi bệnh nặng hơn, vùng đau đã lan sang vai, cẳng tay, ngón tay, rồi tới hốc mắt, đỉnh đầu.

Hầu hết người bệnh, nhất là các bạn trẻ bị thoái hóa đốt sống cổ chỉ chú ý khi bệnh đã có những triệu chứng đau nặng, ảnh hưởng tới khả năng vận động linh hoạt vùng cổ, vai gáy.

Chính vì thế, trị thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ hãy bắt đầu từ việc “sửa đổi” những thói quen xấu, thói quen gây hại cho cột sống cổ là tư thế ngồi làm việc, nằm ngủ, vận động không đúng cũng sẽ là tác nhân đưa đến những dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Bên cạnh đó, cần chăm sóc xương ngay từ khi còn trẻ. Bởi chúng ta vẫn cho rằng, thoái hóa xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ do mật độ xương bị suy giảm và thoái hóa xương khớp theo quy luật của tuổi tác, như tầm tuổi trung niên, nên đến tuổi sẽ chú ý chăm sóc.

Nhưng thực tế thoái hóa xương (quá trình hủy xương) song song với quá trình tạo xương luôn diễn ra ngay từ khi hệ xương được hình thành từ trong bào thai, và tới tuổi 30 trở đi, hủy xương bắt đầu “lấn áp” tạo xương. Cộng thêm thói quen xấu được “xây dựng” suốt từ tuổi trưởng thành đến ngưỡng 30 tuổi được duy trì, điều này góp phần khiến xương thoái hóa nhanh hơn. Và thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ ngày càng nhiều là điều tất yếu.

Việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ cho người trẻ nói riêng và những người bị thoái hóa nói chung cần bắt đầu từ phương pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm nguy cơ gây mất xương bằng các dưỡng chất Canxi nano, vitamin D3, cùng một loạt các dưỡng chất thiết yếu giúp tăng mật độ và sự dẻo dai của xương, nhờ đó, ngăn sự suy giảm mật độ xương cũng như quá trình thoái hóa xương sinh lý do tuổi.

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ còn gây đau mỏi, nhức mỏi vùng cổ, vai gáy, nên cần đồng thời cần tăng cường lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh, giúp chống lại, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Theo Đông y, nếu kết hợp liệu pháp chườm nóng cùng các tinh chất thảo dược sẽ giúp giãn cơ, máu lưu thông tốt hơn, giảm sự chèn ép của dây thần kinh lên các vùng cơ, giúp giảm đau, thư giãn an toàn, hiệu quả.

Ngoài ra, để phòng ngừa thoái hóa đốt sống và nguy cơ tái phát cơn đau, chúng ta cần ngồi đúng thư thế: lưng thẳng, cánh tay đặt 2 bên, khuỷu tay tạo với cơ thể một góc 90 độ, cổ tay thẳng, hai chân chạm sàn. Cùng với đó, nên đứng lên thư giãn sau 1-2 tiếng làm việc, thực hiện xoa bóp vùng cổ vai.

Nguồn: Bác sĩ tư vấn