7 loại thảo dược trị lo âu cực hay

Tháng 11 08, 2017 0 Quan điểm của bạn đọc

1. Nhân sâm

Nhâm sâm là loại thảo dược từ lâu đã được sử dụng để điều trị lo âu, ung thư, mệt mỏi mãn tính, cải thiện khả năng nhận thức, đau tim, huyết áp cao, những khó khăn thời kỳ mãn kinh và căng thẳng kéo dài.
Nhân sâm có tác dụng ngăn ngừa các rối loạn thần kinh, làm chậm nhịp tim và giảm nhu cầu ôxy của tim, tăng hưng phấn thần kinh, tăng sức lực, tăng khả năng lao động… Ngoài ra, nó còn là liều thuốc bổ giúp phục hồi và thậm chí là liều thuốc an thần cho những người bị yếu hay mệt mỏi vì bệnh tật hoặc tuổi già.
Lưu ý: Chỉ sử dụng nhân sâm vào buổi sáng hoặc chiều, không dùng vào buổi tối, để cơ thể được nghỉ ngơi tốt hơn. Ngoài ra, nên thận trọng khi dùng với liều lượng lớn, có thể gây mất ngủ. Sau khi dùng nhân sâm không được ăn hải sản hoặc củ cải vì chúng kị nhau.linh-chi
2. Cây hoa cúc

Là loại cây có vị đắng ngọt, tính bình có thể hỗ trợ đẩy lùi nhiều bệnh như: dị ứng, chống lo lắng, hen suyễn, đau bụng và hội chứng co thắt tiền kinh nguyệt.
Một nghiên cứu đã cho thấy, điều trị huyết áp cao chỉ trong vòng một tuần với hoa cúc, các chứng đầu đau, chóng mặt, mất ngủ có dấu hiệu cải thiện nhanh chóng. Ngoài ra, loại cây này còn có tác dụng với chứng đau đầu do trúng gió, hoặc người bị lên cơn hen.
Lưu ý: Bạn nên tránh sử dụng hoa cúc nếu bạn đang dùng chất làm loãng máu như warfarin.

hoa-cuc
3. Bạc hà thơm

Đây cũng là một phương thuốc tuyệt vời để làm dịu các dây thần kinh nhờ tinh dầu bạc hà và chất menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ. Khi dùng với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, hạ nhiệt độ cơ thể.
Dân gian dùng bạc hà thơm trong việc điều trị đau bụng kinh nguyệt, chữa lành vết thương, giảm tiêu hóa, ngăn ngừa chứng mất ngủ và thư giãn các dây thần kinh, giảm thiểu lo lắng, trầm cảm hoặc nhịp tim đập không đều. Nó cũng làm bạn trở nên bình tĩnh và xoa dịu triệu chứng nôn, buồn nôn, chán ăn, những vấn đề căng thẳng liên quan đến tiêu hóa.
Lưu ý: Uống nhiều sẽ bị lạnh người; âm hư gây ra sốt, ho.
Không dùng cho người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, bị ngứa, trẻ em dưới 1 tuổi.

bac-ha-thom
4. Nấm linh chi

Là một loại thuốc bổ tổng thể để tăng cường năng lượng, chống stress. Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới, nấm linh chi chứa gần 100 chất có hoạt tính sinh học, trong đó có các hoạt chất quí nhiều hơn ở nhân sâm.
Nấm linh chi có tác dụng thư giãn cơ, giảm đau đầu và tứ chi, trợ lực cho tim, giảm mệt, hạ huyết áp, làm tăng hệ thống miễn dịch, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, tác động vào trung ương thần kinh, giảm đau và phục hồi các giây thần kinh đã bị hỏng, kéo dài tuổi thọ.
Lưu ý: Tránh dùng nếu bạn có dị ứng với nấm mốc.

nam-linh-chi
5. Cây bạch quả

Bạch quả là một loại thảo dược để cải thiện sự lưu thông máu trong tế bào bằng cách tăng sản xuất adenosine triphosphate (ATP) trong cơ thể. ATP trợ giúp não bộ trong việc chuyển hoá glucose cho năng lượng, cải thiện chức năng thần kinh.
Khi bạn mệt mỏi, căng thẳng, não kém tập trung, cây bạch quả sẽ tăng tuần hoàn máu lên não khắc phục các triệu chứng buồn ngủ, căng thẳng, nhức đầu, tinh thần bất an, giúp trí não luôn được minh mẫn. Những chất chiết ra từ lá bạch quả chứa các flavonoit-glicozit và các terpenoit được sử dụng trong dược phẩm làm tăng trí nhớ, chống lại tác nhân gây chóng mặt, trị chứng ngủ gật, kém trí nhớ, hay cáu gắt của người cao tuổi.
Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai.
Một số tác dụng phụ hiếm có như rối loạn tiêu hóa, nổi mụn, nhức đầu.

cay-bach-qua
6. Trà xanh

Ngoài cung cấp năng lượng, trà xanh cũng cung cấp các lợi ích sức khỏe khác như: giảm huyết áp, đau đầu, triệu chứng tiền kinh nguyệt…
Người ta hay đun nước trà xanh uống, nhưng nước này dễ thiu nên phải rửa thật sạch, chần nước thật sôi và không nên uống nước trà đã để qua đêm. Với những người thần kinh nhạy cảm, khó ngủ thì không nên uống trà vào buổi tối, vì chất cafein trong trà xanh sẽ gây kích thích làm mất ngủ.
Lưu ý: Không nên uống lúc đói vì chất tanin dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

tra-xanh
7. Cây đậu ván dại

Trong Y học cổ truyền, đậu ván có tên thuốc là bạch đậu, có vị ngọt, hơi tanh, mùi thơm dịu, có tác dụng mát, thanh nhiệt, bổ dưỡng, giải độc… Cây đậu ván dại làm tăng sự trao đổi chất và là một phương thuốc tuyệt vời để giảm những mệt mỏi. Trong dân gian hay dùng chữa cơ thể nóng hầm hập do cảm nắng, nhức đầu, khô cổ, bứt rứt, khó ngủ…
Lưu ý: Không nên dùng nếu bạn bị nhiễm trùng hoặc bị sốt virus cao vì nó có thể tăng cường các virus khiến bệnh tình thêm nguy hại. Những người bị bệnh máu loãng hoặc đang uống thuốc chẹn beta cũng không nên sử dụng.

dau-van

 

Nguồn: Sức khoẻ & Gia đình