Cần biết về thoái hóa khớp gối

Tháng 3 22, 2018 0 Quan điểm của bạn đọc

Thoái hóa khớp gối là một bệnh thường gặp nhất của thoái hóa xương khớp. Đây là một bệnh nguy hiểm với khả năng gây tàn phế cao. Thoái hóa khớp gối là căn bệnh gây tàn phế cho người cao tuổi cao thứ hai trên thế giới, với tỷ lệ tàn tật lên đến 25%. Nghĩa là cứ 4 người mắc thoái hóa khớp gối thì 1 người hoàn toàn không thể đi lại.

Chính vì vậy nên chúng ta cần phải biết bệnh thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng ra sao để từ đó tìm ra cách điều trị hiệu quả và ít tốn kém nhất.

Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là tình trạng mất cân bằng sinh học và cơ học dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn

Thoái hóa khớp gối là tình trạng mất cân bằng sinh học và cơ học dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn. Từ đó sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm thiểu dịch khớp gối. Sụn khớp gối đóng vai trò như lớp đệm che chắn, bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Khi xảy ra tình trạng thoái hóa khớp gối, sụn khớp bị hao mòn dần tới mức chúng không thể che phủ toàn bộ đầu xương dẫn đến tình trạng cọ sát giữa xương đùi và xương chày gây đau đớn cho bệnh nhân.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối là gì?

1. Do chấn thương

Các chấn thương đầu gối có thể ảnh hưởng đến các dây chằng, gân hoặc túi hoạt dịch bao quanh khớp gối. Một số chấn thương đầu gối phổ biến bao gồm: Rách dây chằng trước, tổn thương sụn, viêm bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè, đau hông hay đau chân.

2. Các loại bệnh viêm khớp

Bệnh viêm xương khớp: Hay còn được gọi là viêm khớp thoái hóa, đây là bệnh viêm khớp thường gặp nhất. Đó là tình trạng sụn ở đầu gối bị hủy hoại do sử dụng nhiều và do tuổi tác.

Bệnh viêm khớp dạng thấp: Là một bệnh tự miễn, có thể gây ảnh hưởng đến gần như bất kỳ khớp nào trong cơ thể của bạn, bao gồm cả khớp gối.

viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể, bao gồm khớp gối

3. Các yếu tố nguy cơ khác

Các yếu tố làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề ở đầu gối, bao gồm:

  • Hội chứng đau bánh chè: Là bệnh thường gặp ở các vận động viên, đặc biệt là những người đã có một dị tật nhỏ ở xương bánh chè. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ cơn đau ở giữa xương bánh chè và các xương đùi dưới.
  • Cân nặng quá mức: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng gánh nặng trên các khớp đầu gối của bạn, thậm chí cả trong các hoạt động bình thường như đi bộ hoặc lên xuống cầu thang. Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ cao khiến bạn bị thoái hóa khớp do thúc đẩy nhanh sự phân hủy sụn khớp.
  • Tật bẩm sinh: Một số bất thường về cấu tạo cơ thể, chẳng hạn như có một chân ngắn hơn, đầu gối và bàn chân lệch- đó cũng là nguy cơ khiến bạn dễ bị chấn thương đầu gối hơn.
  • Cơ thiếu linh hoạt hoặc yếu cơ: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương đầu gối. Cơ bắp khỏe mạnh giúp hỗ trợ cho đầu gối nâng sức nặng của cơ thể tốt hơn.
  • Một số môn thể thao: Một số môn thể thao đặt gánh nặng trên đầu gối của bạn hơn những môn khác. Trượt tuyết, bóng rổ hay các môn đòi hỏi phải chạy nhiều đều làm tăng nguy cơ chấn thương đầu gối.
  • Chấn thương trước đó: Đã từng có một chấn thương đầu gối trước đó, làm tăng khả năng bạn bị chấn thương đầu gối thêm một lần nữa.

Triệu chứng thoái hóa khớp gối

  • Đau nhẹ khớp gối thường xuyên, cơn đau tăng dần khi vận động, di chuyển, đau chủ yếu về ban đêm. Khi co duỗi chân nghe có tiếng kêu lục khục, lạo xạo ở đầu gối.
  • Xuất hiện hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Việc cử động gần như là không thể, phải mất khoảng 10 – 30 phút sau đó mới cảm thấy dễ chịu và di chuyển được.
  • Khó vận động, đi lại do khớp gối bị cứng và đau. Người bệnh cảm thấy nhấc chân khó, đi tệp tễnh, ngồi xuống đứng lên cũng khó khăn.
  • Đau khi đứng lên ngồi xuống. Nhất là khi đứng lên rất khó khăn và nhiều trường hợp người bệnh phải nhờ đến sự hỗ trợ của người khác hoặc vịn vào thứ gì đó làm điểm tựa mới đứng dậy được.
  • Đau khi leo cầu thang. Đây là dấu hiệu nhận biết sớm của chứng thoái hóa khớp gối. Người bị thoái hóa khớp gối khi leo cầu thang thường có tiếng kêu lục cục, răng rắc. Ở giai đoạn bệnh phát triển nặng hơn, bệnh nhân không thể bước lên cầu thang vì quá đau hoặc không co được chân đủ để bước lên bậc.
  • Khớp gối bị sưng lên do bị tràn dịch khớp. Tình trạng này sẽ được cải thiện nếu thực hiện chọc hút dịch sẽ làm giảm đau và sưng đầu gối.
  • Khớp gối bị biến dạng, teo ổ khớp. Đây là biểu hiện khi bệnh thoái hóa khớp gối đã phát triển nặng và sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh có thể bị lệch đầu gối, rất khó gập hoặc duỗi gối ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động.

Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì và không nên ăn gì?

1. Những thực phẩm nên ăn

  • Các loại cá nước lạnh: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích là những thực phẩm có chứa nhiều axit béo Omega 3 có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Nên ăn ít nhất  3 bữa cá một tuần
  • Nước hầm xương ống: Các loại nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò, bê cung cấp rất nhiều glucosamin và chonroitin, là những hợp chất cấu thành sụn ngoài ra còn bổ sung lượng canxi dồi dào, tốt cho xương khớp.
  • Về thực vật: Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn đầy đủ các loại ngũ cốc. Ngoài ra, một số thực vật như đậu nành, rau xanh, hạt mầm có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, kháng oxy hóa.

2. Những thực phẩm không nên ăn

  • Người bị thoái hóa khớp gồi không nên ăn các loại thực phẩm nhiều giàu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên hoặc nướng. Không ăn các loại thức ăn quá ngọt hoặc quá mặn.
  • Không uống các loại đồ uống như: rượu bia, thuốc lá, cafe,…
  • Không ăn các thực phẩm như: chuối tiêu, các loại cà (cà ghém, cà pháo, cà chua), thịt chó và canh cua.

Một số bài luyện tập dành cho người bị thoái hóa khớp gối

  1. Đi bộ hoặc đi bộ dưới nước là một trong những biện pháp luyện tập được các chuyên gia về thoái hóa khớp khuyên áp dụng thường xuyên.
  2. Đi xe đạp: Đi xe đạp được xem là một trong những bài tập “vàng” của khớp gối. Đi xe đạp thường xuyên không chỉ giúp tăng sức mạnh cơ, giảm các gánh nặng trên khớp mà còn giúp khớp vận hành linh hoạt và thoải mái hơn.
  3. Bơi lội: Tất cả các tư thế bơi lội đều rất tốt cho bệnh thoái hóa khớp gối. Các bệnh nhân có thể tập các bài nhẹ nhàng như: Đi bộ dưới nước, đứng nước, đá nước, khua chân,…

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

1. Chữa thoái hóa khớp gối bằng Tây Y

Dùng thuốc: Thuốc điều trị bao gồm các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc paracetamol kết hợp codein (efferalgan codein).

Nếu không đáp ứng thì dùng phối hợp thuốc giảm đau chống viêm không steroid toàn thân (uống hoặc tiêm) hoặc bôi tại chỗ; hoặc dùng corticoid tiêm nội khớp với hiệu quả tương đối tốt. Lưu ý tiêm khớp phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tiến hành tiêm trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối.

Phẫu thuật: Dựa trên kết quả đánh giá tính chất và mức độ quan trọng của tình trạng thoái hóa khớp gối như: chụp XQ, chụp MRI, xét nghiệm máu,… mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật khớp gối. Các phương pháp phẫu thuật thoái hóa khớp gối như: Nội soi làm sạch khớp gối, nội soi tạo tổn thương dưới sụn, nội soi cấy ghép tế bào sụn, phẫu thuật đục xương chỉnh trục và thay khớp gối nhân tạo.

2. Chữa thoái hóa khớp gối bằng Đông Y

Điều trị thoái hóa khớp gối theo phương pháp  Đông Y được xem là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn gấp nhiều lần phương pháp Tây Y.  Theo Đông y, nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối là do khí huyết không thông, gân mạch không được nuôi dưỡng từ đó dẫn đến hao mòn sụn và gây thoái hóa.

Đông Y điều trị thoái hóa khớp gối bắt nguồn từ việc lưu thông khí huyết, bồi bổ gân mạch, giảm đau, tái tạo sụn, phục hồi chức năng khớp gối.

Đai chườm HAPAKU là một sản phẩm sáng tạo của người Việt, là phương pháp trị đau mỏi hiệu quả kết hợp liệu pháp chườm nóng kinh điển với các vị thảo dược tự nhiên được sử dụng lâu đời trong đông y như ngải cứu, quế hồi, nghệ, gừng, bạc hà,… giúp tăng tuần hoàn máu, đả thông kinh mạch, giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh, giảm nhức mỏi, giải trừ căng thẳng, mệt mỏi,...sau 20p chườm.

Nguồn: Tổng hợp