Căn bệnh nguy hiểm tấn công 82% người già và 60% thanh niên: Liệu bạn đã biết để tránh?

November 16, 2017 0 Comments

Bệnh thoái hóa cột sống cổ đang ngày càng trẻ hóa, tỉ lệ mắc bệnh ở thanh niên tuổi 20-40 tới 59.1% và người trên 60 tuổi là 82%. Nhưng rất tiếc nhiều người đang chủ quan, coi nhẹ.

Vương Kinh, Phó viện trưởng viện nghiên cứu khoa học thần kinh lâm sàng, Đại học Thanh Hoa (TQ) giải thích, thoái hóa cột sống cổ luôn có những dấu hiệu quan trọng. Hãy biết nguyên nhân vì sao bạn đang hoặc sẽ mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Theo thống kê, ở Trung quốc có gần 150 triệu người mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ. Theo điều tra của Ủy ban chuyên phòng trị bệnh lý lưng cổ, Hội xúc tiến giao lưu quốc tế về sức khỏe Trung Quốc, nhóm độ tuổi từ 60 trở lên có tới 82% người mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ, tỉ lệ mắc bệnh ở độ tuổi từ 50-60 là 71%.

Hơn nữa bệnh thoái hóa cột sống cổ đang ngày càng trẻ hóa, tỉ lệ mắc bệnh ở thanh niên từ độ tuổi 20-40 có tới 59.1%, đến ngay thanh niên cũng không "ngoại lệ".

Thoái hóa cột sống cổ là do tự mình chuốc lấy hay trách ai?

Căng mỏi lâu ngày là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thoái hóa cột sống cổ. Ví dụ, cúi đầu làm việc hoặc dùng máy tính lâu, ngủ gối cao đầu, dựa đầu vào sofa xem tivi đều khiến cho cơ ở phần cổ luôn trong trạng thái mỏi. Nói cách khác, lý do bị thoái hóa cột sống cổ chủ yếu là mỗi người hãy trách bản thân.

1. Trách tư thế sai

Căn bệnh nguy hiểm tấn công 82% người già và 60% thanh niên: Liệu bạn đã biết để tránh? - Ảnh 1.

Vắt chéo chân là tư thế xấu làm tổn hại đến cột sống cổ (Ảnh minh họa)

Vắt chéo chân, còng lưng, dựa vào ghế, nghẹo cổ, bò trên bàn ngủ trưa... đều là những tư thế xấu làm tổn hại đến cột sống cổ. Cột sống của con người vốn là một đường cong sinh lý hoàn mỹ, cột sống cổ và lưng lồi trước, cột sống ngực lồi sau.

Giữ tư thế không tốt lâu ngày sẽ sinh ra cảm giác căng mỏi, đau nhức, khiến cho cột sống cổ hoạt động bị hạn chế. Nếu không kịp thời chỉnh sửa tư thế sẽ dẫn đến lệch cột sống, tăng sản, từ đó sẽ mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ thực sự.

2. Trách bản thân không nghỉ ngơi đủ

Con người hiện đại thường ngồi lâu hai ba tiếng ở trong một tư thế, đợi khi công việc kết thúc mới hơi lắc cổ thì đã nghe thấy tiếng rắc rắc.

3. Trách bản thân chỉ thích mát mẻ mà không biết giữ ấm

Rất nhiều người một năm bốn mùa đều thích hở chân. Mùa hè đến thì thích chỉnh điều hòa xuống mức thấp, ăn nhiều đồ lạnh. Đông y cho rằng phong thấp có thể thông qua kinh lạc để xâm nhập vào xương cốt, khiến cho cột sống lưng cổ bị phát bệnh.

4. Trách bản thân tự mang vác tất cả những áp lực

Căn bệnh nguy hiểm tấn công 82% người già và 60% thanh niên: Liệu bạn đã biết để tránh? - Ảnh 2.

Nhiều người có thói quen đeo điện thoại ở cổ mà không biết nó là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ

"Áp lực" nói ở đây là chỉ vật nặng, rất nhiều người thích đeo điện thoại ở trên cổ, đeo ba lô một bên, hơn nữa còn nhét đầy túi. Cổ và vai không sung sức như các bạn tưởng tượng đâu. Việc này cũng sẽ khiến cột sống cổ và phần vai chịu áp lực rất lớn.

Đừng để những triệu chứng này đánh lừa bạn

Thoái hóa cột sống cổ ngoài những triệu chứng như cứng cổ, đau mỏi vai ra, còn bị nhức mỏi ở nhiều bộ phận trên khắp cơ thể, và dùng một số triệu chứng "gian xảo" để đánh lừa bạn.

Thứ nhất, thoái hóa cột sống cổ có thể biểu hiện là thị lực giảm, thị lực mờ nhất thời, nhức mỏi một bên hoặc hai bên mắt, chảy nước mắt.

Thứ hai, thoái hóa cột sống cổ có thể dẫn đến cao huyết áp ở cổ. Khi cột sống cổ đoạn dưới bị sai lệch vị trí, kích thích động mạch cảnh, huyết áp sẽ dễ dàng đột ngột tăng cao khi ngồi dậy, cúi đầu.

Thứ ba, khi bị gai đôi đốt sống cổ và chèn ép vào dây thần kinh cột sống lưng sẽ gây ra các triệu chứng như đau tim, tức ngực, khó thở. Hơn nữa, nếu thoái hóa đốt sống cổ không được chữa trị kịp thời người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng như tê liệt, đau mỏi tứ chi, đi lệch.

Có ba cách nói không với bệnh thoái hóa cột sống cổ

1. Phòng tránh

Điều mấu chốt là duy trì trạng thái sinh hoạt lành mạnh. Thứ nhất là giữ tư thế ngồi đúng, tức là lưng thẳng, hai vai để xuôi xuống, hai chân để trên mặt đất một cách tự nhiên, mắt nhìn thẳng vào màn hình vi tính.

Tránh mỏi mệt, làm việc từ 40-50 phút thì nên đứng dậy hoạt động cổ một chút, ngẩng đầu nhìn ra xa, động tác phải chậm rãi nhẹ nhàng.

Chọn gối phù hợp, cứng mềm vừa đủ, cao bằng vai, có thể đệm cao ở phần cổ còn phần đầu thì hơi ngả về sau, không được nằm không, nên nằm nghiêng.

Phòng tránh lạnh, kể cả vào mùa hè cũng không được để bị lạnh, ăn mặc quá hở.

Tránh bị tổn thương, khi ngồi xuống để mang vác nặng phải giữ cho phần lưng thẳng, cánh tay cố gắng áp sát vào thân, khi ngồi xuống, đứng lên sử dụng cơ đùi chứ không phải ở lưng. Khi lái xe tránh phanh gấp.

Tích cực tập thể dục đặc biệt là tập luyện cơ lưng.

2. Chăm sóc

Chăm sóc. giữ sức khỏe cho cơ lưng cổ. Thông thường sẽ có vài dấu hiệu cảnh báo thường là cứng cổ, đau mỏi, hoạt động ở phần cổ bị hạn chế, ngửa cổ, gập cổ, phạm vi xoay đầu trái phải bị thu hẹp. Hoa mày chóng mặt, ù tai, buồn nôn, khô mắt, mất ngủ mộng mị, trí nhớ suy giảm, cánh tay không có sức, cứng cổ lặp đi lặp lại.

Sử dụng biện pháp chườm nóng với thảo dược để thư giãn, giãn cơ, tăng tuần hoàn máu đến các vùng cơ bị căng cứng, chèn ép dây thần kinh, lưu thông khí huyết để chăm sóc xương khớp mỗi ngày. 

3. Điều trị

Căn bệnh nguy hiểm tấn công 82% người già và 60% thanh niên: Liệu bạn đã biết để tránh? - Ảnh 3.

Những người mắc bệnh cột sống lưng không nên sợ bệnh mà không đi khám, nhất định phải tích cực chữa trị 

Khi độ cong của cột sống cổ bị thẳng hoặc cong lệch, khe hở giữa cột sống bị ép nhỏ, đĩa đệm bị chèn ép phồng lên làm cho xương cột sống tăng sinh chèn vào dây thần kinh dẫn đến đau đầu, chóng mặt, cánh tay bị tê thậm trí bị liệt. Các biện pháp điều trị như châm cứu, phẫu thuật chỉ có thể điều trị ở mức độ nhất định.

Do vậy, cần chăm sóc sức khỏe xương khớp hàng ngày, liệu pháp chườm nóng với thảo dược được các chuyên gia khuyên nên dùng thường xuyên để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất.

*Theo Lifetimes